Áp tô mát là cầu dao tự động được dùng để đóng ngắt thiết bị điện, chúng bảo vệ hệ thống điện khỏi bị quá tải hoặc ngắn mạch. Chúng còn có thêm chức năng là chống rò rỉ điện nên có khả năng chống giật. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị sản xuất và kinh doanh sản phẩm này. Khách hàng nên lựa chọn thật kĩ để chọn được sản phẩm phù hợp. Và chứng Nhận Áp Tô Mát Theo TCVN 6592-2:2009 là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và độ an toàn của sản phẩm mà khách hàng có thể quan tâm khi lựa chọn.
Xem thêm:
-Cấp Chứng Nhận Chất Cách Điện Cho Đường Dây Trên Không Theo IEC 61109:2018
–Cấp Chứng Nhận Thiết Bị Đóng Cắt Lắp Trên Dây Mềm Theo TCVN 6615-2:2013
-
Giới thiệu về áp tô mát
Áp tô mát (Aptomat) là thiết bị đóng cắt có chức năng bảo vệ mạng lưới điện công nghiệp và dân dụng. Tùy theo chức năng và kích thước mà chúng được chia làm nhiều loại khác nhau.
Cấu tạo của áp tô mát gồm các bộ phận chính như: hồ quang dập tắt, tiếp điểm, bộ phận truyền động, móc bảo vệ…
Tiếp điểm
Tiếp điểm được chia làm 2 cấp: tiếp điểm chính và hồ quang hoặc 3 cấp là chính, phụ, hồ quang.
Khi đóng mạch, tiếp điểm hồ quang sẽ đóng trước, sau đó đến tiếp điểm phụ và tiếp điểm chính, khi ngắt điện thì cơ chế hoạt động ngược lại.
Chính vì vậy hồ quang chỉ cháy trên tiếp điểm hồ quang nên chỉ bảo vệ được tiếp điểm chính để dẫn điện. Để tránh hồ quang cháy lan sang tiếp điểm chính thì cần dùng thêm tiếp điểm phụ.
Hộp dập hồ quang
Để aptomat thường dùng hai kiểu nữa kín và kiểu hở để có thể dập tắt được hồ quang trong tất cả các chế độ làm việc của lưới điện
Nửa kín sẽ được đặt trong vỏ kín của aptomat, có lổ thoát khí, kiểu này có dòng điện giới hạn không quá 50KA
Kiểu hở sẽ được dùng khi giới hạn dòng điện cắt lớn hơn 50KA hoặc điện áp lớn 1000V (cao áp)
Buồng dập hồ quang Aptomat
Để phân chia hồ quang thành nhiều đoạn ngắn thuận lợi cho việc dập tắt hồ quang, trong buồng dập hồ quang, người ta sẽ dùng những tấm thép xếp thành lưới ngăn
Bộ phận truyền động cắt
Truyền động cắt có hai cách là bằng tay và bằng cơ
Bằng tay được thực hiện với các CB có dòng điện định mức không quá 600A
Điều khiển bằng điện từ được dùng ở các CB có dòng điện lớn hơn 1000A
Để truyện động cắt bằng tay có thêm lực, chúng ta sẽ dùng thêm một tay dài phụ theo nguyên lý đòn bẩy, ngoài ra còn có thêm cách điều khiển bằng động cơ điện hoặc khí nén
Móc bảo vệ
Đây là bộ phận có nhiệm vụ truyền tín hiệu tự động ngắt Aptomap, nghĩa là khi có tác động của sự cố quá tải, ngắn mạch thì bộ phận này hoạt động
Móc bảo vệ quá dòng thường được đặt nằm dưới đường đặc tính của đối tượng cần bảo vệ, người ta thường sử dụng hệ thống điện tử và rơle nhiệt làm móc bảo vệ, đặt bên trong CB
Chức năng Aptomat
- Áp tô mát có vai trò rất quan trọng trong hệ thống điện
- Chúng tự động ngắt điện khi phát hiện dòng điện tăng cao đột ngột
- Trong các trường hợp quá tải, vị ngắn mạch, sụt áp, aptomat sẽ bảo vệ dòng điện
- Ngăn chặn tình trạng rò điện xuống đất và mất đi cân bằng giữa dòng điện đi và về trong mạch điện gia đình
-
Cấp chứng Nhận Áp Tô Mát Theo TCVN 6592-2:2009
TCVN 6592-2: 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E1 Máy điện và khí cụ điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các áp tô mát mà các tiếp điểm chính được nối đến các mạch có điện áp danh định không quá 1 000 V xoay chiều hoặc không quá 1 500 V một chiều; tiêu chuẩn này cũng nêu các yêu cầu bổ sung đối với áp tô mát tích hợp với cầu chảy.
Mục đích của tiêu chuẩn này nhằm thể hiện:
- Đặc tính của áp tô mát;
- Điều kiện mà áp tô mát phải phù hợp liên quan đến:
- Hoạt động và tác động trong làm việc bình thường;
- Hoạt động và tác động trong trường hợp quá tải và hoạt động và tác động trong trường hợp ngắn mạch, kể cả sự phối hợp trong làm việc (bảo vệ chọn lọc và bảo vệ dự phòng);
- Tính chất điện môi;
- Thử nghiệm để chứng tỏ các điều kiện này đã được thỏa mãn, các phương pháp để thực hiện các thử nghiệm;
- Thông tin ghi trên nhãn hoặc các hướng dẫn đi kèm thiết bị.
Chi phí chứng nhận Áp Tô Mát Theo TCVN 6592-2:2009
Chi phí chứng nhận Áp Tô Mát Theo TCVN 6592-2:2009 không cao nếu doanh nghiệp lựa chọn đơn vị tư vấn cung cấp dịch vụ cấp chứng nhận uy tín, chuyên nghiệp.
Và tại Văn phòng công chứng quốc tế ISO-CERT, chi phí chứng nhận sẽ được đưa ra phù hợp nhất với doanh nghiệp, dựa trên các thông tin:
- Số lượng/ kiểu sản phẩm đăng ký chứng nhận
- Địa điểm sản xuất
- Số lượng CBNV tham gia vào quá trình sản xuất
Chi phí chứng nhận bao gồm:
- Chi phí xem xét hồ sơ, đánh giá quá trình sản xuất và cấp giấy chứng nhận
- Chi phí thử nghiệm mẫu sẽ do doanh nghiệp thanh toán trực tiếp cho phòng thử nghiệm nếu muốn
Văn phòng công chứng quốc tế ISO-CERT nhận tư vấn cấp chứng nhận Áp Tô Mát Theo TCVN 6592-2:2009. Nếu có nhu cầu, khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.
————————————————————————————–
Mọi chi tiết xin liên hệ với đơn vị chúng tôi qua thông tin sau: