Nhựa đường lỏng là một vật liệu được sử dụng nhiều trong các công trình giao thông như đường bộ, cầu, bến cảng, sân bay….Chúng giúp các công trình bền đẹp chắc chắn hơn rất nhiều. Vật liệu này đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hiện đại của chúng ta nên càng ngày càng có nhiều đơn vị cung cấp vật liệu này. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và tăng tính cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp sản xuất, phân phối vật liệu này phải đăng ký Cấp Chứng Nhận Nhựa Đường Lòng Theo AASHTO M81-92 (2008) TCVN 8818-1:2011. Đây là bằng chứng chứng minh vật liệu của bạn đủ tiêu chuẩn chất lượng và an toàn.
Xem thêm:
-Cấp Chứng Nhận Camera Quan Sát Theo TCVN 6385:2009 (IEC 60065:2005)
-Cấp Chứng Nhận Máy Thu Hình Theo TCVN 9536:2012
-
Giới thiệu về nhựa đường lỏng
Nhựa đường lỏng là sản phẩm được tạo ra từ quá trình pha trộn giữa nhựa đường đặc 60/70 với dầu hỏa theo tỉ lệ thích hợp để tạo nên một vật liệu có tốc độ đông đặc và độ nhớt yêu cầu
Khi ở trạng thái tự nhiên, nhựa đường lỏng có màu đen. Ở nhiệt độ bình thường, nhựa đường sẽ ở trạng thái lỏng vừa hoặc lỏng đặc. Chúng thường được sử dụng cho các công trình xây dựng ở đường xá , sân bay , duy tu sửa chữa đường bộ.
Tùy theo tốc độ đông đặc, nhựa đường lỏng được chia ra làm 3 loại: nhựa đường lỏng đông đặc chậm, nhựa đường lỏng đông đặc nhanh và nhựa đường lỏng đông đặc vừa.
Trong các công trình giao thông ở Việt Nam có 2 loại nhựa đường lỏng được sử dụng phổ biến nhất là nhựa đường lỏng MC30 và MC70. Đây là hai loại nhựa đường đông đặc vừa có độ nhớt tối thiểu là 30 – 70.
Công dụng của nhựa đường lỏng
- Chúng được sử dụng cho các công trình giao thông như: đường bộ, cầu, sân bay, bến cảng …, với các công dụng:
- Tưới trực tiếp nhựa đường lỏng trên nền đá cho chúng thấm sâu vào nền đá
- Tưới nhựa đường lỏng cho dính bám giữa hai lớp bê tông nhựa.
- Sử dụng nhựa đường lỏng để chống thấm cho các hệ thống cống ngầm bê tông, các công trình bê tông chống thấm.
Điều kiện bảo quản:
- Nhựa đường lỏng được bảo quản trong nhiệt độ bình thường bên trong các bồn chứa và thùng phuy chuyên dụng với dung tích từ 150 lít đến 200 lít. Chúng cần được được đậy nắp kín để tránh tiếp xúc trực tiếp với không khí trước khi sử dụng.
- Để các bồn chứa nhựa đường tránh xa các nguồn nhiệt cao hoặc ngọn lửa hở.
- Bồn chứa, thùng phuy chứa nhựa đường lỏng trước khi được bơm cấp nhựa đường cần đảm bảo sạch không bị nhiễm bẩn và nhiễm các hóa chất ảnh hưởng đến chất lượng.
- Tuyệt đối không được pha thêm nước vào nhựa đường lỏng.
Nhựa đường lỏng là một vật liệu hóa dầu nên có thể gây nguy hiểm hoặc tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Vì vậy, trước khi được đưa ra thị trường, chúng cần được kiểm tra đánh giá xem có đạt tiêu chuẩn TCVN 8818-1:2011 không.
-
Cấp Chứng Nhận Nhựa Đường Lỏng Theo AASHTO M81-92 (2008) TCVN 8818-1:2011
Cấp Chứng Nhận Nhựa Đường Lỏng Theo AASHTO M81-92 (2008) TCVN 8818-1:2011 là việc mà các doanh nghiệp sản xuất, phân phối nhựa đường cần phải thực hiện trước khi đưa sản phẩm ra thị trường để đảm bảo sản phẩm an toàn, không gây nguy hiểm tới sức khỏe con người và môi trường xung quanh.
Tiêu chuẩn TCVN 8818-1: 2011 được Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ Công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 8118, gồm 5 phần :
- TCVN 8818-1 :2011, Nhựa đường lỏng – Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN 8818-2 :2011, Nhựa đường lỏng – Phương pháp thử – Phần 2: Thử nghiệm xác định nhiệt độ bắt lửa.
- TCVN 8818-3 :2011, Nhựa đường lỏng – Phương pháp thử – Phần 3: Thử nghiệm xác định hàm lượng nước.
- TCVN 8818-4 :2011, Nhựa đường lỏng – Phương pháp thử – Phần 4: Thử nghiệm chưng cất.
- TCVN 8818-5 :2011, Nhựa đường lỏng – Phương pháp thử – Phần 5: Thử nghiệm xác định độ nhớt tuyệt đối (sử dụng nhớt kế mao dẫn chân không).
Tiêu chuẩn này quy định các chỉ tiêu kỹ thuật của nhựa lỏng theo mác tương ứng với từng loại, các phương pháp thí nghiệm xác định các chỉ tiêu kỹ thuật của nhựa lỏng . Tiêu chuẩn này là cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá chất lượng nhựa lỏng dùng trong xây dựng đường bộ, sân bay và bến bãi.
Việc lựa chọn loại, mác nhựa lỏng dùng cho xây dựng đường bộ, sân bay và bến bãi cần phải căn cứ vào mục đích xây dựng, công nghệ thi công, điều kiện khí hậu nơi xây dựng và phải tuân thủ các quy trình kỹ thuật về thí nghiệm, thi công, kiểm tra, nghiệm thu hiện hành.
Dịch vụ Cấp Chứng Nhận Nhựa Đường Lỏng Theo AASHTO M81-92 (2008) TCVN 8818-1:2011 tại ISO-CERT
Văn phòng công chứng quốc tế ISO-CERT là tổ chức có năng lực Chứng Nhận Nhựa Đường Lỏng Theo AASHTO M81-92 (2008) TCVN 8818-1:2011
Chúng tôi có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.
Các doanh nghiệp sản xuất nhựa đường lỏng có thể đăng ký chứng nhận hợp chuẩn cho sản phẩm phù hợp tại tổ chức chứng nhận và giám định quốc tế ISO-CERT.
Đây là đơn vị uy tín với đội ngũ chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp, nhiệt tình và có tâm. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng trên toàn quốc với quy trình cấp chứng nhận sản phẩm nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất.
Vì vậy, đến với chúng tôi, các bạn sẽ được hỗ trợ từ A-Z về dịch vụ Chứng Nhận Nhựa Đường Lỏng theo TCVN 8818-1:2011
————————————————————————————–
Mọi chi tiết xin liên hệ với đơn vị chúng tôi qua thông tin sau: