Theo quy định tại điều 3 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật được ban hành ngày 29/6/2006; đã nêu rằng Chứng nhận hợp quy chính là việc xác nhận đối tượng của một loại hoạt động; trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Bạn thắc mắc về chứng nhận hợp quy vải trong dệt may? Bài viết dưới đây của ISO-CERT chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé..
Tin tham khảo thêm:
♣ Lợi ích chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may
♣ Quy trình 10 bước để được cấp giấy chứng nhận ISO 9001
Chứng nhận hợp quy vải trong sản phẩm dệt may là gì?
Cơ sở pháp lý chứng nhận hợp quy vải
Thông tư 21/2017/TT-BCT là thông tư về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn hàm lượng formaldehyt; cùng những amin thơm chuyển hóa từ loại thuốc nhuộm azo trong ngành công nghiệp sản phẩm dệt may.
Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01:2017/BCT quy định về giới hạn hàm lượng amin thơm; và formaldehyt chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong ngành công nghiệp sản phẩm dệt may.
Chứng nhận hợp quy vải là gì ?
Chứng nhận hợp quy vải trong dệt may là việc đánh giá; và chứng nhận vải phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 01:2017/BCT. Nói cách khác đây là loại vải cần phải đạt tiêu chuẩn về giới hạn hàm lượng như; amin thơm và formaldehyt;… được thực hiện bởi một tổ chức chứng nhận hợp quy nào đó.
Đơn vị thực hiện chứng nhận hợp quy vải?
Tổ chức chứng nhận hợp quy vải chính là tổ chức có năng lực về đánh giá; cấp chứng nhận hợp quy vải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 01:2017/BCT. Và một trong những tổ chức chứng nhận hợp quy uy tín nhất đó chính là ISO-CERT.
Đối tượng cần phải công bố hợp quy
Danh mục các sản phẩm dệt may phải đạt được chứng nhận hợp quy; phải được công bố hợp quy theo quy định Thông tư 21/2017/TT-BCT và quy chuẩn Việt Nam QCVN 01/2017/BCT. Ví dụ như:
- Vải dệt thoi được dệt từ tơ tằm hay phế liệu tơ tằm.
- Vải dệt thoi từ sợi lông động vật loại mịn chải thô hay sợi len lông cừu chải thô.
- Những loại vải dệt thoi từ xơ staple tổng hợp với tỷ trọng trên 85%.
Các lọai sản phẩm dệt may phải chứng nhận hợp quy
Theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01:2017/BCT. Những loại sản phẩm vải trong ngành dệt may sau sẽ phải phải được chứng nhận hơp quy vải trong dệt may:
- Nhóm 1: Các sản phẩm dệt may dành cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi; hoặc những bộ đồ liền có chiều dài từ 100 cm trở xuống.
- Nhóm 2: Các sản phẩm dệt may trực tiếp tiếp xúc với da của người sử dụng.
- Nhóm 3: Các sản phẩm dệt may không được trực tiếp tiếp xúc với da của người sử dụng.
Dịch vụ chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may mặc tại ISO-CERT
ISO-CERT là tổ chức hoạt động hàng đầu tại Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung; trong hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận hợp quy. ISO-CERT có năng lực đánh giá cũng như chứng nhận hợp quy vải trong dệt may phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 01:2017/BCT. Tại đây, khách hàng sẽ nhận được sự tư vấn nhiệt tình từ những chuyên gia hàng đầu của chúng tôi; những chuyên gia này đều có nhiều năm kinh nghiệm trong việc cấp giấy chứng nhận hợp quy tại nhiều lĩnh vực khác nhau.
Thủ tục cấp giấy chứng nhận hợp quy vải trong dệt may tại ISO-CERT; không chỉ nhanh gọn mà còn cực kỳ chất lượng; hiệu quả và uy tín; chính vì thế được rất nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ.
Ngoài ra, đến với ISO-CERT chúng tôi, bạn sẽ tiết kiệm được tối đa thời gian; công sức để thực hiện được nhiều công việc khác hơn.
Các hình thức công bố hợp quy vải
Những hình thức công bố hợp quy vải trong dệt may đó là:
Hình thức 1: Tự công bố hợp quy vải dựa trên kết quả tự đánh giá của bên thứ nhất. (cá nhân, tổ chức)
– Phương thức 7 là phương thức đánh giá phục vụ công bố hợp quy vải.
– Việc thử nghiệm phục vụ công bố hợp quy vải sẽ được thực hiện ngay; tại tổ chức thử nghiệm đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm.
Hình thứ 2: Công bố hợp quy vải dựa trên kết quả của việc giám nhận; hoặc chứng nhận giám định của bên thứ ba (tổ chức giám nhận hoặc chứng nhận) đã được chỉ định.
– Phương thức 5 hoặc phương thức 7; là phương thức đánh giá phục vụ công bố hợp quy vải trong dệt may.
– Việc thử nghiệm phục vụ công bố hợp quy được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm đã được cấp chứng nhận về đăng ký hoạt động thử nghiệm.
Hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy vải
Đối với trường hợp thực hiện công bố hợp quy sản phẩm dệt may; dựa vào kết quả đánh giá của bên thứ nhất là tổ chức, cá nhân thì hồ sơ bao gồm:
– Bản công bố hợp quy vải
– Báo cáo tự đánh giá của tổ chức bao gồm những thông tin sau đây:
+ Tên cá nhân, tổ chức, địa chỉ, điện thoại, fax (nếu có);
+ Tên của hàng hóa, sản phẩm;
+ Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật áp dụng;
+ Kết luận hàng hóa, sản phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật đó;
+ Cam kết về chất lượng hàng hóa, sản phẩm phù hợp với yêu cầu tại quy chuẩn kỹ thuật này và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về chất lượng của hàng hóa, sản phẩm cũng như kết quả tự đánh giá.
+ Đối với những hàng hóa nhập khẩu thì cần bổ sung thêm những thông tin như.: nhãn mã hiệu, ký hiệu, xuất xứ, nhà sản xuất, khối lượng, số lượng, đặc tính kỹ thuật, cửa nhập khẩu; thời gian nhập, vận đơn, danh mục hàng hóa, hợp đồng; hóa đơn, tờ khai hàng hóa nhập khẩu,….
Đối với trường hợp công bố hợp quy vải trong dệt may; dựa trên kết quả giám định hoặc chứng nhận của bên thứ 3; (tổ chức giám định hoặc chứng nhận) đã được chỉ định (bên thứ ba)
- Bản công bố hợp quy vải
- Bản sao giấy chứng nhận hợp quy phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam QCVN 01/2017/BCT; kèm theo bản sao mẫu dấu hợp quy được tổ chức giám định hoặc chứng nhận đã được chỉ định cấp.
Các bước công bố hợp quy hàng dệt may
Các bước cấp chứng nhận hợp quy vải trong dệt may & may mặc tại ISO-CERT được tiến hành như sau:
Bước 1: Trao đổi và gửi thông tin về việc đánh giá chứng nhận hợp quy vải
Khách hàng cung cấp những thông tin có liên quan đến sản xuất, kinh doanh loại vải cần chứng nhận hợp quy để có một lộ trình, kế hoạch cấp chứng nhận hợp quy chính xác nhất.
Bước 2: Chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và gửi hồ sơ để ISO-CERT đánh giá, xem xét tài liệu, phục vụ cho việc đánh giá chứng nhận hợp quy vải.
Bước 3: Thực hiện đánh giá chứng nhận hợp quy vải trong dệt may
Với những kinh nghiệm lâu năm của mình, những chuyên gia tại ISO-CERT sẽ đưa ra những đánh giá chính xác nhất và mang tính quyết định về việc cấp chứng nhận hợp quy vải.
Bước 4: Lấy mẫu vải điển hình trực tiếp tại nơi sản xuất hay trên thị trường
Theo quy chuẩn Việt Nam QCVN 01:2017/BCT thì có 2 phương pháp lấy mẫu loại vải cần chứng nhận hợp quy như sau:
Mẫu ngẫu nhiên: được lấy ngẫu nhiên từ lô hàng hóa đăng ký công bố chứng nhận hợp quy.
Mẫu đại diện: là tập hợp những mẫu ngẫu nhiên từ lô hàng hóa đăng ký công bố chứng nhận hợp quy để đại diện cho lô hàng hóa đăng ký công bố chứng nhận hợp quy đó.
Bước 5: Cấp chứng nhận hợp quy vải trong dệt may.
Căn cứ vào kết quả của việc đánh giá chứng nhận, ISO-CERT tiến hành cấp chứng nhận hợp quy vải trong dệt may và quyền sử dụng mẫu con dấu hợp quy trên bao bì sản phẩm.
Bước 6: Thực hiện công bố hợp quy theo quy định hiện hành của pháp luật
Liên hệ đăng ký ISO-CERT
Hy vọng những thông tin mà ISO-CERT mang lại trên đây sẽ phần nào giải đáp được thắc mắc của bạn về chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may. Tuy nhiên, không phải tổ chức nào cũng có kế hoạch và định hướng để được cấp chứng nhận hợp quy vải giống nhau. Chính vì thế, nếu như có nhu cầu, hãy liên hệ ngay với ISO-CERT, Hotline: 0904.889.859 để được tư vấn và hỗ trợ nhé.