Chứng nhận hợp quy là gì?
Giấy Chứng nhận hợp quy (hay còn gọi là Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật): Là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật (QCKT) phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện một cách bắt buộc. Phương thức đánh giá quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (có hiệu lực từ ngày 01/7/2008).
– Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ( có hiệu lực từ ngày 01/01/2007).
– Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (có hiệu lực từ ngày 03/9/2007).
– Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2009).
– Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (có hiệu lực từ ngày 27/01/2013).
– Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (có hiệu lực từ ngày 15/5/2017).
– Thông tư số 183/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí cấp giấy đăng ký công bố hợp chuẩn, hợp quy (có hiệu lực từ ngày 01/01/2017).
Những tiêu chuẩn chứng nhận hợp quy:
Tại mỗi quốc gia / khu vực sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau, ví dụ như sau:
- Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN
- Tiêu chuẩn hệ thống quốc tế: ISO, IEC, Codex…..
- Tiêu chuẩn khu vực Châu Âu: EN
- Tiêu chuẩn Anh: BS
- Tiêu chuẩn Nhật: JIS
- Tiêu chuẩn Trung Quốc: GB
- ….v….v…v….
Đối tượng chứng nhận hợp quy:
Đối tượng chứng nhận: là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy chuẩn kỹ thuật địa phương quy định. Những đối tượng quy định trong quy chuẩn kỹ thuật thường liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc áp dụng, nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc những đối tượng quy định này.
Để thực hiện việc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn các doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp.
Phương thức đánh giá sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn
- Có 8 phương thức đánh giá sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn, đó là:
- Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình;
- Phương thức 2: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
- Phương thức 3: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
- Phương thức 4: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
- Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
- Phương thức 6: đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
- Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
- Phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.
Đối với sản phẩm sản xuất trong nước việc đánh giá thông thường sử dụng phương thức 5, còn đối với sản phẩm nhập khẩu thì sử dụng phương thức7. Đối với các sản phẩm nhập khẩu có số lượng nhiều, mỗi lần nhập khẩu lại tiến hành đánh giá gây tốn kém thì bên cạnh việc thử nghiệm, đánh giá theo lô sản phẩm, hàng hóa thì có thể thực hiện đánh giá tại nguồn ( tức là thành lập đoàn đánh giá sang nơi sản xuất để cấp giấy chứng nhận đăng ký tại nguồn).
Các bước thực hiện:
1. Tư vấn cho doanh nghiệp xác định về sự phù hợp và hồ sơ đối với doanh nghiệp đăng ký sản phẩm.
2. Đánh giá chính thức sản phẩm doanh nghiệp:
- Đánh giá điều kiện & chất lượng sản xuất cơ sở doanh nghiệp.
- Tiếp nhận sản phẩm để xét nghiệm sản phẩm
3. Báo cáo đánh giá sản phẩm.
4. ISO-CERT ban hành quyết định & cấp chứng chỉ / chứng nhận hợp quy sản phẩm cho doanh nghiệp.
5. Giấy chứng nhận có hiệu lực 3 năm và phải thực hiện giám sát định kỳ hàng năm sau khi chứng nhận ( 12 tháng / lần )
Thời gian xử lý: 5 – 15 ngày.
Căn cứ kết quả đánh giá sự phù hợp, đơn vị chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật cho đối tượng đã được đánh giá và quyền sử dụng dấu hợp quy trên sản phẩm, hàng hóa, bao gói của sản phẩm, hàng hóa, trong tài liệu về sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp chuẩn.
Đăng ký chứng nhận hợp quy
Quy doanh nghiệp , khách hàng có nhu cầu đăng ký chứng nhận hợp quy, phù hợp / công bố hợp quy cho sản phẩm tại Việt Nam. Hãy liên hệ với đơn vị chúng tôi để được tư vấn & làm việc nhanh & hiệu quả nhất.
————————————————————————————–
Mọi chi tiết xin liên hệ với đơn vị chúng tôi qua thông tin sau: