Để đạt hiệu quả kinh doanh, điều đầu tiên không phải là việc bạn tạo nên doanh thu bao nhiêu mà là đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Bởi người lao động có sức khỏe tốt, môi trường làm việc an toàn họ mới có động lực và chuyên tâm làm việc, nâng cao năng suất. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được điều đó và đã áp dụng những tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là tiêu chuẩn OHSAS 18001. Tại Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp đã tiên phong áp dụng và triển khai tiêu chuẩn này, mang lại những dấu hiệu tích cực trong môi trường của nhân viên.
Vậy OHSAS 18001 là gì? Đạt được chứng nhận OHSAS 18001, doanh nghiệp được gì? Cùng ISO-CERT tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
OHSAS 18001 là gì? Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp là gì?
Tiêu chuẩn OHSAS 18001 thường bị nhầm lẫn với tiêu chuẩn ISO 18001. Tiêu chuẩn OHSAS 18001 là tiêu chuẩn do viện tiêu chuẩn Anh ban hành, đề cập đến hoạt động quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp và. Chứng nhận tiêu chuẩn này mang ý nghĩa và có giá trị mang tầm quốc tế. Phiên bản đầu tiên ra đời năm 2007 với tên “OHSAS 18001:2007”.
Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp thường được viết tắt là OH&SMS. Đây là tập hợp các quy định, chính sách, các thủ tục và hồ sơ ghi chép lại. Bộ tài liệu này bao gồm tất cả những quy tắc nội bộ điều chỉnh về việc quản lý, quan tâm đến sức khỏe, an toàn của người lao động. Mỗi công ty lại có một hệ thống quản lý khác nhau, phù hợp với từng đặc thù của công việc, các yêu cầu về pháp luật đặc thù. OHSAS 18001 cung cấp một bộ khung chuẩn hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ, đảm bảo bạn không bỏ lỡ bất kì yếu tố nào.
Tại sao cứng nhận OHSAS 18001 lại quan trọng đến thế?
OHSAS 18001 đưa ra các yêu cầu đối với Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp khi tổ chức, doanh nghiệp cần chứng minh khả năng kiểm soát rủi ro, tạo nên môi trường an toàn cho nhân viên. Nhờ có OHSAS 18001, nhân viên yên tâm làm việc mà công ty vẫn thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành.
Chăm sóc sức khỏe và an toàn nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên là một điều cần thiết đối với bất kì doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, đó cũng chính là thách thức mà các doanh nghiệp gặp phải. Một trong những lợi ích to lớn của OHSAS 18001 là sự công nhận doanh nghiệp bạn luôn quan tâm tới nhân viên. Từ đó mối quan hệ với khách hàng, công chúng, đối tác hay cộng đồn cũng được cải thiện.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể tiết kiệm được một khoản chi phí. Đơn giản là việc giảm sự cố có thể dẫn đến thương tích cho người lao động, những khoản tiề phạt do vi phạm quy định về an toàn lao đọng.
Cấu trúc của OHSAS 18001 như thế nào?
Cấu trúc của chứng nhận tiêu chuẩn OHSAS 18001 được chia làm 4 phần, trong đó 3 phần đầu sẽ đưa ra những nội dung khái quát, phần cuối cùng chia thành 6 tiểu phần. Sau đây là 6 tiểu phần:
Tiểu phần 1: Yêu cầu chung: Phần này đưa ra các yêu cầu cơ bản về hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp. Nó phải được thiết lập, ghi chép và thực hiện, liên tục cải tiến theo OHSAS 18001.
Tiểu phần 2: Chính sách quản lý an toàn và sức khỏe nghè nghiệp: Chính sách phải nêu rõ các mục tiêu đặt ra và phải đạt được. Nó bao gồm những cam kết của công ty về việc tuân thủ các yêu cầu về pháp lý đồng thời cung cấp một khuôn khổ tổng thể nhằm thiết lập các mục tiêu của hệ thống.
Tiểu phần 3: Hoạch định: Ở phần này, công ty cần xác định rõ những mối nguy và đánh giá các rủi ro tại nơi làm việc cho từng bộ phận. Căn cứ vào quy định pháp luật cùng các yêu cầu khác của ngành, quy trình vận hành phải được lên kế hoạch rõ ràng.
Tiểu phần 4: Thực hiện và vận hành: Sau khi đã hoạch định, lên kế hoạch rõ ràng, doanh nghiệp xem xét đến các yếu tố nguồn lực, trách nhiệm và thẩm quyền. Bất kì điều gì xảy ra cũng cần đảm bảo rằng có người giải quyết và chịu trách nhiệm. Các văn bản, tài liệu cần có sự thống nhất, các hoạt động và kiểm soát phải chuẩn bị kĩ ứng phó với các trường hợp khẩn cấp cũng cần có sự nhất quán.
Tiểu phần 5: Kiểm tra: Đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu OHSAS 18001 và những quy định pháp luật. Ngoài ra, cần xử lý những điều không phù hợp, đưa ra hành động khắc phục và phòng ngừa.
Tiểu phần 6: Xem xét của lãnh đạo: Từ những bộ hồ sơ được báo cáo, yêu cầu quản lý phải xem xét lại kĩ lưỡng về kết quả đầu ra. Từ đó nhận xét về tiến độ và sự tiến triển của kế hoạch và đưa ra các biện pháp cải tiến kịp thời.
Chu trình này được gọi là PDCA, viết tắt của Plan-Do-Check-Act. Sử dụng các yếu tố này để thực hiện thay đổi và hoàn thiện, không ngừng cải tiến trong các quy trình của tổ chức. Đó được gọi là chứng nhận tiêu chuẩn quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001.
Đó là những nội dung mà ISO-CERT muốn chia sẻ với bạn trong bài viết này. Để tìm hiểu kĩ hơn về OHSAS 18001 cũng như những các tiêu chuẩn quốc tế khác, hãy truy cập website của chúng tôi. ISO-CERT rất mong muốn được hỗ trợ quý doanh nghiệp.