Chứng nhận hợp quy phân bón là gì? Việc sở hữu chứng nhận hợp quy phân bón sẽ mang lại lợi ích gì? Những thông tin có liên quan đến chứng nhận hợp quy phân bón là gì? Tất cả đều được chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây của ISO-CERT. Hãy cùng theo dõi nhé.
Tin tham khảo thêm:
♣ Đăng ký chứng nhận sản phẩm tiêu chuẩn hữu cơ Organic
♣ Công bố chứng nhận hợp quy giấy, khăn giấy vệ sinh, giấy tissue
Chứng nhận hợp quy phân bón
Chứng nhận hợp quy phân bón chính là hoạt động đánh giá; xác nhận chất lượng của sản phẩm phân bón có phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hay không. Đây chính là loại hình chứng nhận hợp quy được thực hiện theo sự thỏa thuận của những cá nhân; tổ chức có nhu cầu sở hữu chứng nhận với tổ chức cấp chứng nhận. Quy chuẩn sử dụng để cấp chứng nhận hợp quy phân bón đó chính là những quy chuẩn kỹ thuật theo quy định và yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền. Đối với phân bón vô cơ thì chứng nhận hợp quy phân bón sẽ được đánh giá theo yêu cầu của Bộ Công thương. Còn đối với phân bón hữu cơ và các loại phân bón khác là Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn.
Công bố hợp quy phân bón
Khái niệm về công bố hợp quy phân bón đó chính là việc cá nhân; tổ chức tự công bố sản phẩm phân bón của mình đã phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật; do cơ quan nhà nước có thầm quyền ban hành. Sau khi phân bón của mình nhận được chứng nhận hợp quy phân bón do tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định thực hiện. Tổ chức, doanh nghiệp sẽ phải làm một bộ hồ sơ công bố hợp quy phân bón cho các sản phẩm của mình.
Hồ sơ, trình tự thủ tục về việc công bố hợp quy phân bón; sẽ được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Lợi ích của việc chứng nhận hợp quy phân bón
Lợi ích đối với doanh nghiệp:
Sở hữu chứng nhận hợp quy phân bón sẽ là điều kiện giúp sản phẩm của doanh nghiệp; có thể tiếp cận và tiêu thụ trên thị trường dễ dàng hơn. Tạo dựng uy tín cho tổ chức; doanh nghiệp đồng thời đáp ứng được yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước; và những quy định của pháp luật hiện hành.
Thông qua hoạt động đánh giá, xác nhận chất lượng và chứng nhận hợp quy phân bón. Doanh nghiệp sẽ ngày càng hoàn thiện hơn về quy trình sản xuất, thiết bị công nghệ cũng như hệ thống quản lý chất lượng của mình. Chất lượng sản phẩm phân bón sẽ luôn ổn định và nâng cao liên tục; nếu như tổ chức, doanh nghiệp duy trì liên tục sự phù hợp theo đúng quy chuẩn đã áp dụng để đánh giá và chứng nhận. Từ đó, tổ chức, doanh nghiệp sẽ có thể giảm thiểu tối đa chi phí rủi ro khi phải thu hồi sản phẩm hỏng; sản phẩm không phù hợp, thậm chí còn phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.
Ngoài ra, việc sở hữu chứng nhận hợp quy phân bón; sẽ là một bằng chứng đáng tin cậy cho khách hàng cũng như những đối tác liên quan; khi có nhu cầu mua và sử dụng sản phẩm phân bón của tổ chức, doanh nghiệp. Từ đó sẽ giúp nâng cao năng lực và gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Lợi ích đối với người tiêu dùng:
Nếu như sản phẩm phân bón đã được chứng nhận hợp quy phân bón. Thì đây sẽ là tiêu chuẩn đầu tiên khiến cho người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Hơn nữa họ cũng sẽ cảm thấy yên tâm hơn về sức khỏe; cũng như môi trường bởi loại phân bón này đã được sản xuất đảm bảo chất lượng.
Lợi ích đối với Cơ quan quản lý:
Phân bón nhận được chứng nhận hợp quy là loại phân bón đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước; trong việc bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người dùng. Bảo vệ môi trường sống và cơ quan quản lý nhà nước cũng sẽ có thể vận dụng những hình thức kiểm tra; miễn giảm theo quy định một cách dễ dàng hơn.
Danh sách loại phân bón phải công bố hợp quy
Những loại phân bón cần phải có chứng nhận hợp quy phân bón đó là
– Các loại phân bón hữu cơ
– Các loại phân bón hữu cơ khoáng
– Các loại phân bón hữu cơ vi sinh
– Các loại phân bón sinh học
– Các loại phân bón hữu cơ sinh học
– Các loại phân bón khoáng hữu cơ
– Các loại phân bón vi sinh vật
– Các loại phân amoni sulphat
– Các loại phân urê
– Các loại phân amoni clorua bón rễ
– Các loại phân canxi nitrat
– Các loại phân natri nitrat
– Các loại phân lân nung chảy
– Các loại phân Supephosphat đơn
– Các loại phân kali clorua
– Các loại phân kali sulphat
– Các loại phân kali viên
– Các loại phân NPK
– Các loại phân diamoni phosphat (DAP)
– Các loại phân phức hợp
– Các loại phân vi lượng bón rễ
– Các loại phân trung lượng bón rễ
Dịch vụ chứng nhận hợp quy phân bón tại ISO-CERT
Dịch vụ chứng nhận hợp quy phân bón tại ISO-CERT sẽ:
– Tư vấn toàn diện cho khách hàng về những các thủ tục pháp lý có liên quan đến tổ chức; doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất phân bón tại Việt Nam.
– Đại diện khách hàng đến những cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện những thủ tục liên quan.
– Hỗ trợ khách hàng thực hiện những công việc khác theo yêu cầu.
Quy trình chứng nhận hợp quy phân bón
Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành việc chứng nhận hợp quy phân bón sau khi đã thống nhất với tổ chức; doanh nghiệp về việc đánh giá và những yêu cầu khác có liên quan đến việc đánh giá. Quy trình chứng nhận hợp quy bao gồm những bước sau:
Bước 1: Xem xét, xác định sự đầy đủ và phù hợp của hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy phân bón do tổ chức, doanh nghiệp cung cấp
Bước 2: Thực hiện đánh giá ban đầu về những điều kiện để chứng nhận hợp quy phân bón tại cơ sở
Bước 3: Đánh giá chứng nhận hợp quy phân bón chính thức
Bước 4: Báo cáo đánh giá và cấp giấy chứng nhận hợp quy phân bón
Bước 5: Công bố hợp quy phân bón
Hồ sơ công bố hợp quy phân bón
Hiện nay có hai phương thức để thực hiện công bố hợp quy phân bón mà khách hàng có thể lựa chọn đó là:
Phương thức 1: Công bố hợp quy phân bón dựa trên kết quả của chứng nhận hợp quy phân bón. Hồ sơ bao gồm:
– Bản công bố hợp quy phân bón;
– Bản sao công chứng/chứng thực chứng nhận hợp quy phân bón đã được cấp;
– Bản mô tả chung về sản phẩm phân bón đã được cấp chứng nhận hợp quy.
Phương thức 2: Công bố hợp quy phân bón dựa trên kết quả tổ chức, doanh nghiệp tự đánh giá. Hồ sơ bao gồm:
– Bản công bố hợp quy phân bón;
– Bản mô tả chung về sản phẩm phân bón của tổ chức, doanh nghiệp
– Kết quả thử nghiệm mẫu phân bón;
– Quy trình sản xuất sản phẩm và kế hoạch kiểm soát chất lượng. Ngoài ra tổ chức, doanh nghiệp cũng có thể cung cấp bản sao chứng chỉ theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Nếu như tổ chức, doanh nghiệp đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008;
– Kế hoạch giám sát định kỳ hàng năm;
– Báo cáo đánh giá hợp quy phân bón và những thông tin bổ sung cần thiết khác.
Kết quả đạt được
– Giấy và dấu chứng nhận hợp quy phân bón;
– Bản tiếp nhận công bố hợp quy phân bón do Sở chuyên ngành cấp.
Thời gian thực hiện
– Chứng nhận hợp quy phân bón: Trong vòng 30 ngày;
– Công bố hợp quy phân bón: Trong vòng 7-10 ngày.
Quyền lợi khi sử dụng dịch vụ của ISO-CERT
Khi sử dụng dịch vụ chứng nhận hợp quy phân bón của ISO-CERT; khách hàng sẽ có những quyền lợi sau đây:
– Chi phí hợp lý, thủ tục nhanh gọn, đơn giản;
– Được tư vấn, hỗ trợ và giải đáp toàn bộ thắc mắc nếu có;
– Được cung cấp những văn bản pháp lý, tiêu chuẩn, tài liệu kỹ thuật có liên quan;
Nếu như bạn có thắc mắc hay gặp bất kỳ khó khăn gì trong việc xin chứng nhận hợp quy phân bón. Hãy nhanh chóng liên hệ với ISO-CERT chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ và được hưởng dịch vụ tốt nhất.
VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ ISO-CERT
Địa chỉ:
VPGD: Tầng 3 – Tòa nhà Phương Đông GreenPark, Số 1 Trần Thủ Độ , Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội
Hotline: 0904.889.859 – 0908.060.060
Website: https://iso-cert.vn
Email: vanphongisocert@gmail.com