Hiện nay sản phẩm hữu cơ còn được gọi là Organic; luôn nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng. Số lượng người sử dụng những sản phẩm hữu cơ trong những năm gần đây cũng đã gia tăng nhanh chóng. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những sản phẩm hữu cơ được bán trên thị trường như; gạo hữu cơ, rau hữu cơ, thậm chí là cả mỹ phẩm hữu cơ,.…
Chính vì thế việc xem xét chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ cho sản phẩm; luôn là một trong những tiêu chí hàng đầu giúp người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm sạch; an toàn trong hàng loạt những sản phẩm đang đươc bày bán trên thị trường hiện nay. Và trong bài viết dưới đây của ISO-CERT; chúng ta hãy cùng tìm hiểu về chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ nhé.
Tin tham khảo thêm:
♣ 5 Lý do nên đăng ký chứng nhận hợp quy an toàn thực phẩm
♣ Chứng nhận hợp quy phân bón theo NĐ 108/2017/NĐ-CP
Chứng nhận hữu cơ là gì?
Chứng nhận hữu cơ là loại chứng nhận cấp cho một sản phẩm nào đó; nhằm khẳng định sản phẩm này là sản phẩm hữu cơ tùy vào tỷ lệ % hữu cơ có trong thành phần của sản phẩm mà sản phẩm đó sẽ nhận được chứng nhận tương ứng theo quy định. Đây là loại chứng nhận nhằm kiểm chứng độ sạch; độ an toàn của thực phẩm hoặc mỹ phẩm.
Mỗi loại chứng nhận hữu cơ đều có những yêu cầu nghiêm ngặt riêng từ; giống, nước, độ đa dạng sinh học, vùng đệm, vật liệu hay hữu cơ đầu vào,….
Thực phẩm hữu cơ là loại thực phẩm được sản xuất theo những yêu cầu về; tiêu chuẩn và phương thức của ngành nông nghiệp hữu cơ.
Danh sách chứng nhận hữu cơ phổ biến
Hiện nay những chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ được tin dùng và được sử dụng phổ biến đó chính là:
- USDA – Chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ; của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ và Ủy ban Hữu cơ Quốc gia.
Đây là loại chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt nhất hiện nay; bởi chứng nhận này chỉ cấp cho thực phẩm thực sự. Theo quy định thì sản phẩm phải chứa tối thiểu 95% thành phần hữu cơ; thì mới được phép sử dụng logo của tiêu chuẩn in trên bao bì sản phẩm. Ngoài ra, tiêu chuẩn này cũng không cho phép sử dụng những chất hóa học; chất bảo quản tổng hợp khi chế biến.
- QAI – chứng nhận tiêu chuẩn của Mỹ – Quality Assurance International
Cơ quan cấp chứng chỉ tiêu chuẩn QAI cũng chính là cơ quan cấp chứng nhận hữu cơ USDA. Những sản phẩm có logo của USDA và QAI đều được hiểu là sản phẩm đã được nhận chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ, đáp ứng và phù hợp với tiêu chí nghiêm ngặt do USDA quy định.
- ACO – Chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ của Úc (ACO):
Những mỹ phẩm và những sản phẩm chăm sóc da; được cấp chứng nhận ACO – Australian Certified Organic đều chứa tối thiểu 95% thành phần hữu cơ. Tuy nhiên 5% thành phần còn lại phải là những thành phần thực vật được sản xuất hoàn toàn tự nhiên và nếu như có chất phụ gia hay chất bảo quản thì nó cũng phải là tự nhiên và không độc hại cho người sử dụng.
- BFA – Chứng nhận Biological Farmers of Australia)
Chứng nhận này hiện đã được thay đổi và trở thành chứng nhận Australian Organic. BFA chính là tổ chức cung cấp chính và lớn nhất. Tổ chức này đại diện cho những tổ chức nông nghiệp hữu cơ ở Úc; cũng như vùng phía Nam Thái Bình dương. Nhiệm vụ của tổ chức này đó là lãnh đạo và cải tiến việc ban hành những luật lệ hữu cơ.
- Cosmos – tiêu chuẩn châu Âu
COSMOS chính là chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ kết hợp đầu tiên ở Châu Âu dành cho các sản phẩm mỹ phẩm hữu cơ. Tiêu chuẩn này được tạo nên từ 6 nhà chứng nhận đầu tiên tại châu Âu. Tiêu chuẩn COSMOS yêu cầu những sản phẩm mỹ phẩm phải chứa ít nhất 95% thành phần từ nông nghiệp. 20% tổng trọng lượng của sản phẩm mỹ phẩm (kể cả nước) phải là hữu cơ. Và tiêu chuẩn này cũng cho phép sử dụng 5% thành phần tổng hợp khi sản xuất.
- NSF – chứng nhận của Mỹ
NSF được xuất hiện từ năm 2009 tại Mỹ; là một trong các tiêu chuẩn hữu cơ đầu tiên tại nước này (chỉ sau USDA) dành cho sản xuất mỹ phẩm. Chứng nhận tiêu chuẩn NSF yêu cầu những sản phẩm mỹ phẩm; phải chứa tối thiểu 70% thành phần là hữu cơ (trừ nước) thì mới được công bố là làm từ các thành phần hữu cơ. NSF sẽ cho phép sử dụng danh mục chất hóa học và chất bảo quản rộng hơn so với tiêu chuẩn USDA trong quá trình sản xuất.
- BDIH – tiêu chuẩn của Đức
Mặc dù đây là chứng nhận tiêu chuẩn dành cho những sản phẩm chăm sóc cơ thể tự nhiên. Tuy nhiên BDIH lại yêu cầu nhà sản xuất sản phẩm phải sử dụng thành phần hữu cơ ở bất cứ nơi nào có thể. Định nghĩa “nơi có thể” của BDIH có nghĩa là có sẵn đầy đủ số lượng; chất lượng và loại thực vật nằm trong danh sách. Chính vì thế, một sản phẩm có chứa 0% thành phần hữu cơ; thì vẫn có thể nhận được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ BDIH.
- Cosmebio – tiêu chuẩn Pháp
Cosmebio sẽ yêu cầu những sản phẩm phải có ít nhất 95% thành phần từ nông nghiệp. Nếu đạt yêu cầu thì sản phẩm này sẽ được công nhận là sản phẩm hữu cơ. 10% trọng lượng của sản phẩm (kể cả nước) đều phải là hữu cơ. Tiêu chuẩn Cosmebio cũng cho phép sản phẩm có chứa tối đa 5% thành phần tổng hợp. Tiêu chuẩn này chỉ dành riêng cho những nhà sản xuất Pháp và được Eco-cert chứng nhận.
- Eco-cert – tiêu chuẩn Pháp
Tiêu chuẩn Eco-cert yêu cầu những sản phẩm hữu cơ phải chứa 95% thành phần từ nông nghiệp. Trọng lượng hữu cơ của sản phẩm (đã bao gồm cả nước) chiếm 10% tổng trọng lượng của sản phẩm. Đồng thời tiêu chuẩn này cũng cho phép sản phẩm có chứa tối đa 5% là thành phần tổng hợp.
- Soil Association – tiêu chuẩn Anh
Soil Association đưa ra yêu cầu tất cả những sản phẩm được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ của tổ chức này phải thể hiện rõ ràng tỉ lệ hữu cơ có trong sản phẩm trên nhãn sản phẩm. Một sản phẩm được gọi là sản phẩm hữu cơ khi nó có chứa tối thiểu 95% thành phần hữu cơ. Nếu như sản phẩm có ghi là “made with organic X” thì nó phải chứa ít nhất 70% thành phần hữu cơ. Tiêu chuẩn Soil Association sẽ không tính thành phần nước có trong sản phẩm.
Tuy nhiên nếu nước được dùng để tạo ra 1 thành phần nào đó trong sản phẩm thì tỉ lệ hữu cơ sẽ được tính bằng trọng lượng nước so với trọng lượng của thực vật được sử dụng tạo nên sản phẩm. Phương pháp này đưa ra nhằm ngăn ngừa việc những nhà sản xuất sản phẩm làm tăng tỉ lệ thành phần hữu cơ trong các sản phẩm mà mình sản xuất bằng cách tăng nước gốc thực vật.
- AIAB/ICEA – tiêu chuẩn Ý
AIAB/ICEA sẽ không yêu cầu thành phần nông nghiêp tối thiểu có trong sản phẩm. Nước cũng sẽ không được công nhận là một thành phần hữu cơ. AIAB/ICEA cũng có 1 danh sách rất dài những thành phần không được công nhận là thành phần hữu cơ khi sản xuất mỹ phẩm hữu cơ.
- NASAA – tiêu chuẩn Úc
NASAA là một loại chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ cho thực phẩm và được phát triển thêm chứng nhận cho những sản phẩm mỹ phẩm. NASAA sẽ giới hạn những chất hóa học và những thành phần tổng hợp sử dụng khi sản xuất mỹ phẩm.
- Biocosc – tiêu chuẩn Thụy Điển
Tiêu chuẩn này yêu cầu 95% trong sản phẩm là thành phần nông nghiệp thì mới được chứng nhận là sản phẩm hữu cơ. Ngoài ra, trọng lượng của sản phẩm hữu cơ này cũng phải chiếm từ 10% tổng trọng lượng sản phẩm (đã gồm cả nước). Sản phẩm hữu cơ cũng có thể chiếm tối đa 3% thành phần tổng hợp.
- OFC- Tiêu chuẩn Úc
OFC – Organic Food Chain là chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ của phủ Úc. Tiêu chuẩn này quy định thực hiện nghiêm ngặt những tiêu chuẩn quốc gia về việc sản xuất các sản phẩm hữu cơ và nông nghiệp sinh học sạch; đáp ứng nguyện vọng của người tiêu dùng về sản phẩm an toàn. Sản phẩm muốn được dán nhãn OFC thì phải đáp ứng được các tiêu chí sau.: tối thiểu 95% các thành phần của sản phẩm là hữu cơ; các thành phần còn lại phải có nguồn gốc từ thực vật và có quy trình sản xuất sinh học sạch.
Ngoài ra hiện nay còn có rất nhiều chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ khác. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn, hãy liên hệ 0909.099.583 (Ms.Lam) – 0904.889.859 (Ms.Hoa) hoặc email vanphongisocert@gmail.com