Kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập của con người ngày càng tăng cao, đời sống con người cũng cải thiện. Nhu cầu về nhà ở, đi lại, ăn uống cùng các dịch vụ cũng trở thành vấn đề được quan tâm. Đặc biệt là vấn đề ăn uống. Nếu như trước kia nhu cầu chỉ là “ăn no mặc ấm” thì giờ đây phải là “ăn ngon mặc đẹp”, mà hơn hết nó phải đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Với mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường, nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng, ISO 22000 đã ra đời.
Tiêu chuẩn ISO 22000 là gì?
ISO 22000 là một tiêu chuẩn quốc tế do tổ chức quốc tế ISO xây dựng với nội dung an toàn thực phẩm. Tên đầy đủ của tiêu chuẩn này là ISO 22000 Food safety management systems – Requirements for any organization in the food chain. Dịch ra tiếng Việt có nghĩa là hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – những yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm.
Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 có giá trị và được chấp nhận trên phạm vi quốc tế, trên toàn cầu. Tiêu chuẩn cung cấp những yêu cầu, khuôn mẫu giúp doanh nghiệp quản lý tốt hệ thống sản xuất, nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi doanh nghiệp được cấp chứng nhận ISO 22000 điều đó đồng nghĩa với việc họ có một hệ thống quản lý a toàn thực phẩm rất tốt. Doanh nghiệp đảm bảo cung cấp những sản phẩm chất lượng, an toàn cho người sử dụng.
Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000
Vì là chứng nhận tiêu chuẩn liên quan đến an toàn thực phẩm nên ISO 22000 được áp dụng riêng cho các đơn vị kinh doanh thực phẩm. Đó là bất cứ tổ chức nào liên quan trực tiếp hay gián tiếp trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Cụ thể là các đối tượng sau:
- Các nông trường, trang trại và địa điểm nuôi trồng thủy hải sản
- Tổ chức chế biến thịt, cá, các loại hải sản và thức ăn chăn nuôi
- Tổ chức sản xuất các loại ngũ cốc, bánh mì, bánh kẹo, đồ uống,…
- Tổ chức cung cấp các loại thực phẩm đông lạnh, rau củ, hoa quả
- Hệ thống các cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, những đơn vị cung cấp các đồ ăn nhanh
- Hệ thống các siêu thị, cửa hàng bán các loại thực phẩm
- Các đơn vị chế biến, cung cấp các gia vị, phụ gia, các nguyên liệu đóng gói.
Nói tóm lại, ISO 22000 được sử dụng với tất cả các đơn vị hoạt động liên quan đến ngành thực phẩm hoặc nằm trong chuỗi cung ứng thực phẩm.
Yếu tố chính của tiêu chuẩn ISO 22000
Tiêu chuẩn ISO 22000 đưa ra bốn yếu tố chính cho hệ quản lý an toàn thực phẩm của các doanh nghiệp. Các yếu tố này giúp doanh nghiệp có thể quản lý dễ dàng từ khâu đầu tiên là lựa chọn nguyên liệu đến khâu cuối cùng (mang đến người tiêu dùng). Đó là các yếu tố sau:
Trao đổi thông tin
Ở bất kì hệ thống quản lý nào, đặc biệt là quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm. Các thông tin giúp đảm bảo rằng các mối nguy, rủi ro về an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ được xác định. Tổ chức cần trao đổi các thông tin với khách hàng cũng như các nhà cung ứng về ác mối nguy và các biện pháp kiểm soát. Tất cả đều hướng đến nhu cầu của khách hàng, đáp ứng tất cả các yêu cầu về an toàn thực phẩm đối với khách hàng.
Quản lý hệ thống
Mỗi doanh nghiệp lại có cấu trúc, đặc điểm khác nhau, vì thế việc áp dụng ISO 22000 hoàn toàn khác nhau ở mỗi doanh nghiệp. Hệ thống quản lý được xây dựng và cập nhật với nội dung phù hợp nhất với hoạt động quản lý chung của doanh nghiệp. Điều này mang đến lợi ích tối đa cho tổ chức và các bên liên quan. Tiêu chuẩn này hoàn toàn có thể áp dụng một cách độc lập hoặc cũng có thể liên kết với các tiêu chuẩn khác, ví dụ như tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001.
Các chương trình tiên quyết
Đây là hoạt động quan trọng và cần thiết nhằm duy trì một môi trường vệ sinh xuyên suốt trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Tất cả các điều kiện và hoạt động đều phù hợp với các các yêu cầu sản xuất mang đến sự an toàn cho người sử dụng. Đây chính là điều kiện cần và đủ khi tham gia sản xuất thực phẩm.
Các nguyên tắc của HACCP
Yếu tố cuối cùng cấu thành nên tiêu chuẩn ISO 22000 chính là 7 nguyên tắc của tiêu chuẩn HACCP. Là một tiêu chuẩn tiên tiến, mang đến sự an toàn cho người sử dụng, ISO 22000 là sự kết hợp hoàn hảo của HACCP và ISO 9001. Do đó, ISO 22000 hội tụ đầy đủ 7 nguyên tắc của HACCP:
Nguyên tắc 1: Tiến hành phân tích các mối hiểm nguy
Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn
Nguyên tắc 3: Xác định các ngưỡng tới hạnc của từng điểm kiểm soát
Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống giám sát các điểm kiểm soát tới hạn
Nguyên tắc 5: Thiết lập các hoạt động khắc phục cần phải tiến hành khi hệ thống quản lý không được thực hiện đầy đủ và hiệu quả.
Nguyên tắc 6: Xác lập các thủ tục kiểm tra, xem xét hệ thống hoạt động hiệu quả
Nguyên tắc 7: Xây dựng và lưu trữ toàn bộ tài liệu liên quan đến mọi thủ tục, hoạt động.
Trên đây là những kiến thức cơ bản cũng như những yếu tố chính của ISO 22000. Để biết thêm thông tin về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm hay bất kì tiêu chuẩn quốc tế nào, hãy liên hệ ngay với ISO-CERT. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng.