Trong thời gian gần đây, thị trường thực phẩm có nhiều biến động, đặc biệt là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Hàng loạt những thực phẩm bẩn, chứa các chất độc hại tràn lan trên thị trường gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng. Họ luôn kiếm tìm những sản phẩm chất lượng, được bộ Y tế chứng nhận an toàn thực phẩm, đặc biệt là những sản phẩm được chứng nhận quốc tế về an toàn thực phẩm. Hàng loạt các đơn vị lớn nhỏ trong nước triển khai và xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm mang đến sự tin tưởng cho người tiêu dùng. Trong đó, ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế được các tổ chức kiếm tìm và áp dụng nhiều nhất.
Tuy nhiên, để áp dụng tiêu chuẩn này cũng cần có những điều kiện nhất định. Vậy điều kiện đó là gì? Nếu quan tâm hãy cùng ISO-CERT tìm hiểu nhé!
Lợi ích của việc đạt chứng nhận ISO 22000
Không chỉ riêng ISO 22000 là tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng ISO 22000 lại được ưu tiên và quan tâm đến lạ kì. Đó chính là do lợi ích của tiêu chuẩn này mang lại. Vì là sự kết hợp giữa 2 tiêu chuẩn về ISO 9001 hệ thống quản lý chất lượng và HACCP nên ISO 22000 mang đến rất nhiều lợi ích:
- Tích hợp giữa quản lý chất lượng sản phẩm và ngăn ngừa, kiểm soát các mối nguy cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm
- Mang lại lòng tin cho khách hàng về chất lượng sản phẩm, rằng nó hoàn toàn an toàn với sức khỏe
- Kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất, kinh doanh với mục tiêu mang đến những sản phẩm chất lượng nhất
- Tiết kiệm chi phí thu hồi sản phẩm hư hỏng, không đạt chất lượng
- Góp phần thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện theo những quy định của pháp luật, giảm chi phí phạt do vi phạm những vấn đề về an toàn thực phẩm
- Nâng cao uy tín của lãnh đạo, nhận thức của nhân viên trong vấn đề bảo vệ an toàn vệ sinh thực phẩm
- Tạo nên sự chuyên nghiệp trong công tác quản lý
- Tạo lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và quốc tế
- Như một tờ giấy thông hành giúp doanh nghiệp có thể mang các sản phẩm ra thị trường xuất khẩu, tạo thương hiệu quốc tế
Với những lợi ích này, ISO 22000 luôn là định hướng mà các doanh nghiệp hướng tới.
Các bước áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000
Quy trình triển khai và áp dụng ISO 22000 gồm 3 bước chính sau:
Bước 1: Tổ chức cần xác định rõ mục tiêu trước khi áp dụng. Xây dựng chính sách về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đồng thời đảm bảo rằng mục tiêu và chính sách này hoàn toàn phù hợp với thực tế, được xây dựng dựa vào đặc điểm của cơ sở sản xuất kinh doanh. Sau khi đã thống nhất giữa các ban lãnh đạo, cần phổ biến cho toàn thể nhân viên, đặc biệt là bộ phận trực tiếp làm việc với hệ thống sản xuất.
Bước 2: Bắt đầu thực hiện và triển khai tiêu chuẩn. Tổ chức cần thành lập ban an toàn thực phẩm gồm các thành viên chủ chốt có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Bổ sung kịp thời những kiến thức cơ bản và chuyên sâu cho đội ngũ nhân viên với mục đích xây dựng và vận hành được hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
Bước 3: Khi tất cả những chính sách, quy trình, kế hoạch đã được thiết lập, doanh nghiệp cần phải đánh giá nội bộ định kì về việc giám sát hệ thống như quy trình đã lập trước đó. Sau đó báo cáo kết quả với ban lãnh đạo để đưa ra những cải tiến, phương pháp mới. Nếu thực hiện đầy đủ, doanh nghiệp sẽ có thể đạt được ISO 22000.
.
Những điều kiện khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000
Quy trình triển khai tiêu chuẩn chứng nhận ISO 22000 phiên bản mới nhất 2018 không hề đơn giản, đòi hỏi những chuyên gia có kinh nghiệm và chuyên môn cao. Không chỉ thế, ISO 22000 còn có những yếu tố, điều kiện nhất định khi áp dụng:
Lãnh đạo doanh nghiệp
Đây là điều kiện tiên quyết khi triển khai ISO 22000 bởi chỉ có ban lãnh đạo mới có quyền và tiếng nói về cách thức quản lý bất kì hệ thống nào. Lãnh đạo doanh nghiệp cần phải:
- Quyết tâm cao và chỉ đạo chặt chẽ quá trình triển khai và áp dụng tiêu chuẩn
- Có những hiểu biết nhất định về các nội dung cơ bản có trong tiêu chuẩn
- Xác định mục tiêu, chính sách và nội dung thực hiện
- Phân bổ, bố trí nguồn nhân lực trong ban lãnh đạo thực hiện chương trình
- Cung cấp đầy đủ nguồn lực cần thiết đáp ứng tiêu chuẩn ISO 22000
Sự tham gia của tất cả các thành viên doanh nghiệp
Nếu như lãnh đạo là điều kiện tiên quyết thì đây là điều kiện quyết định đến sự thành bại của tiêu chuẩn. Hệ thống quản lý an toàn thực phầm ISO 22000 chỉ thành công khi có sự hợp nhất, thống nhất của tất cả các thành viên của tổ chức. Cụ thể, các thành viên cần:
- Hiểu được vai trò, ý nghĩa cũng như mục tiêu cuối cùng của quản lý chất lượng an toàn thực phẩm
- Trách nhiệm với công việc được giao trong hệ thống, đảm bảo thực hiện đúng, đủ và đạt yêu cầu
- Chấp hành đúng những quy định về công việc cụ thể.
Trang thiết bị, nhà xưởng
Ngoài yếu tố nhân lực được đáp ứng, doanh nghiệp cần chú trọng về các trang thiết bị. Thường xuyên cập nhật những trang thiết bị hiện đại, đảm bảo an toàn khi sản xuất:
- Hạn chế tối đa các mối nguy đã được nhận diện
- Đáp ứng các yêu cầu của ngành nói riêng và của nhà nước nói chung
Để được tư vấn rõ hơn về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm ISO 22000, hãy liên hệ ngay với ISO-CERT . Hotline: 0904.889.859 – 0904.889.859 (Ms.Hoa) hoặc emai: vanphongisocert@gmail.com