Tiêu chuẩn ISO 45001 thay thế OHSAS 18001 nhấn mạnh về sự cam kết quản lý, sự tham gia của nhân viên và kiểm soát rủi ro. Vậy sự khác biệt chính giữa ISO 45001 và OHSAS 18001 là gì? Dưới đây là những thông tin tổng quan về ISO 45001 mà bạn không thể bỏ qua.
ISO 45001 là gì?
Tiêu chuẩn ISO 45001vừa được ban hành vào tháng 3 năm 2018 và là tiêu chuẩn quốc tế mới về quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và hướng dẫn sử dụng, cho phép các tổ chức cung cấp nơi làm việc an toàn bằng cách ngăn chặn thương tích, bệnh tật, tính mạng và chủ động cải thiện việc thực hiện OH&S.
Bất kỳ một tổ chức, công ty, doanh nghiệp nào trên thế giới đều có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001.
Sự giống và khác nhau của ISO 45001 và OHSAS 1800
Tiêu chuẩn ISO 45001 và OHSAS 18001 có điểm giốn nhau sau:
– Mục đích: đều tạo ra khuôn khổ quản lý phòng ngừa thương tích, bệnh tật và tính mạng của nhân viên.
– Kế hoạch -thực hiện – kiểm tra – hành động: nền tảng là chu kỳ PDCA.
– Các điểm tương đồng khác: Nhiều yêu cầu trong OHSAS 18001 mặc dù đã hợp nhất, xây dựng lại hoặc mở rộng sẽ được tìm thấy trong tiêu chuẩn ISO 45001; bao gồm các yêu cầu chính sách; xác định các yêu cầu pháp lý; mục tiêu cải tiến; yêu cầu nhận thức; yêu cầu năng lực; các nguồn lực cần thiết; các yêu cầu để theo dõi, đo lường và phân tích cách thức hoạt động và cải tiến của OH&S.
Bên cạnh các điểm giống nhau kể trên, tiêu chuẩn ISO 45001 và OHSAS 18001 có một số điểm khác biệt chính sau:
– Cấu trúc: cấu trúc của tiêu chuẩn ISO 45001 dựa trên Phụ lục SL là khung lược sử dụng trong các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác, việc triển khai trở nên hiệu quả hơn.
– Cam kết quản lý: tiêu chuẩn ISO 45001 yêu cầu kết hợp giữa sức khỏe và an toàn vào hệ thống quản lý tổng thể, yêu cầu quản lý để lãnh đạo có vai trò mạnh mẽ hơn so với OHSAS 18001.
– Sự tham gia của người lao động: tiêu chuẩn ISO 45001 yêu cầu đào tạo và giáo dục nhân viên để xác định các rủi ro, tạo thành công một chương trình an toàn, cho phép sự tham gia rộng rãi của nhân viên trong tổ chức.
– Mối nguy hiểm và rủi ro: tiêu chuẩn ISO 45001 tuân theo quy trình phòng ngừa, yêu cầu đánh giá và khắc phục rủi ro trước khi gây tai nạn và thương tích. Trong khi đó, tiêu chuẩn OHSAS 18001 chỉ tập trung vào kiểm soát nguy cơ.
Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001
Tiêu chuẩn ISO 45001 là bản dự thảo Tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý Sức khỏe và An toàn nghề nghiệp. Khi áp dụng tiêu chuẩn này sẽ giúp các tổ chức quản lý rủi ro và cải tiến kết quả hoạt động quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp. Từ đó ngăn ngừa chấn thương và bệnh tật.
Việc thực hiện hệ thống quản lý ISO 45001 sẽ là một quyết định có tính chiến lược đối với tổ chức, thực hiện phát triển bền vững, đảm bảo cho người lao động được an toàn hơn và khỏe mạnh hơn, từ đó tăng lợi nhuận cho tổ chức.
Tiêu chuẩn ISO 45001 dựa trên Hệ thống quản lý OH&S sẽ giúp cải tiến kết quả hoạt động OH&S bằng cách:
– Xây dựng và thực hiện chính sách và các mục tiêu OH&S
– Thiết lập các quá trình có hệ thống xem xét “bối cảnh” và lường trước các rủi ro và cơ hội, các yêu cầu pháp lý
– Xác định các mối nguy và rủi ro OH&S gắn với các hoạt động; tìm cách loại bỏ chúng, hoặc kiểm soát để giảm thiểu tác động tiềm ẩn.
– Nâng cao nhận thức về các rủi ro OH&S
– Thiết lập các kiểm soát vận hành để quản lý các rủi ro OH&S và yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác
– Đánh giá kết quả hoạt động OH&S và tìm cách cải tiến kết quả hoạt động đó thông qua các hoạt động thích hợp
– Đảm bảo người lao động có vai trò chủ động trong các vấn đề OH&S
Bên cạnh đó, áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 còn mang lại nhiều lợi ích trực tiếp như:
– Giảm chi phí về tai nạn
– Cải thiện khả năng đáp ứng với các vấn đề về tuân thủ pháp luật
– Giảm chi phí đóng bảo hiểm
– Giảm thời gian và chi phí cho việc gián đoạn vận hành
– Giảm sự vắng mặt và tỷ lệ biến động nhân sự
Viện An toàn và Sức khỏe lao động/nghề nghiệp ước tính có khoảng 660.000 người chết mỗi năm do các bệnh ung thư phát sinh từ các hoạt động công việc.Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế, năm 2013 đã có 2,34 triệu người chết do các hoạt động công việc. Trong số đó 2 triệu người chết có liên quan đến vấn đề sức khỏe hơn là chấn thương. Những thông tin này khẳng định vai trò quan trọng của bộ Tiêu chuẩn ISO 45001 đối với hệ thống quản lý OH&S.
Mong rằng những thông tin trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn về ISO 45001. Nếu bạn có thắc mắc gì, cần biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ với chúng tôi. Với sự tư vấn của bộ phận tư vấn an toàn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của tổ chức, công ty, doanh nghiệp của bạn!