Tiêu chuẩn ISO 45001 áp dụng Cấu trúc cấp cao (HLS – High Level Structure) và là một trong những tiêu chuẩn ISO phổ biến hàng đầu hiện nay. Tuy nhiên, rất nhiều người nhầm lẫn ISO 45001 với OHSAS 18001. Thay đổi trong tiêu chuẩn ISO 45001 so với OHSAS 18001 là do sự thay đổi sang cấu trúc cấp cao và do một số thay đổi cụ thể đối với an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn những thay đổi này nhé!
Vì sao hình thành tiêu chuẩn mới ISO 45001?
Bảo vệ sức khỏe và an toàn nghề nghiệp ngày càng trở nên quan trọng đối với mọi công ty/doanh nghiệp. Trước đó, cơ sở để hình thành một hệ thống quản lý sức khỏe – an toàn nghề nghiệp là tiêu chuẩn OHSAS 18001 của Anh và các nguyên tắc hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn OHSAS 18002.
Để xây dựng tiêu chuẩn sức khỏe – an toàn nghề nghiệp trên phạm vi quốc tế, tiêu chuẩn mới ISO 45001 đã được phát triển bởi nhóm công tác ISO/PC 283 từ năm 2013. Bản sơ thảo Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 45001 được đưa ra vào tháng 02 năm 2016 nhưng đã không được thông qua. Lần bỏ phiếu kín đối với phiên bản bản thảo thứ hai của Tiêu chuẩn ISO 45001 sau đó đã nhận được đa số ¾ phiếu thuận theo quy định.
Việc công bố tiêu chuẩn quốc tế về quản lý sức khỏe – an toàn nghề nghiệp đã được đảm bảo. Tiêu chuẩn đã được chính thức công bố vào ngày 12 tháng 03 năm 2018.
ISO 45001 thay thế tiêu chuẩn OHSAS 18001
Thay thế tiêu chuẩn OHSAS 18001
Năm 2018, tiêu chuẩn mới ISO 45001 chính thức thay thế cho tiêu chuẩn OHSAS 18001. Các công ty/doanh nghiệp sẽ có một khoảng thời gian chuyển tiếp kéo dài ba năm, kể từ ngày công bố tiêu chuẩn cho đến tháng 03 năm 2021. Đây là thời gian tốt nhất để các công ty/doanh nghiệp bắt đầu với những yêu cầu quy định của Tiêu chuẩn ISO 45001.
Tóm tắt tiêu chuẩn mới ISO 45001
Tiêu chuẩn mới ISO 45001 được thiết lập dựa trên mô hình ‘Hoạch định, Thực hiện, Kiểm tra, Hành động’. Tiêu chuẩn ISO 45001 phù hợp với “Cơ cấu cao cấp”, tạo điều kiện dễ dàng cho quá trình tích hợp với các hệ thống quản lý theo các tiêu chuẩn khác nhau.
Trong các công ty/doanh nghiệp, các yêu cầu về quản lý an toàn & sức khỏe nghề nghiệp và định hướng phát triển được đưa lên hàng đầu. Vì thế, các công ty/doanh nghiệp có cơ hội định hướng phát triển chiến lược theo hệ thống quản lý sức khỏe & an toàn nghề nghiệp.
ISO 45001 cho thấy rằng các công ty/doanh nghiệp phải nhìn nhận công tác bảo vệ sức khỏe & an toàn nghề nghiệp trong doanh nghiệp mình, cần xem xét các điều kiện làm việc đối với các nhà cung ứng và cung cấp dịch vụ.
Tiêu chuẩn hóa cấu trúc các điều khoản
Phạm vi ứng dụng của tiêu chuẩn ISO 45001 là có hiệu lực đối với mọi doanh nghiệp. Cấu trúc các điều khoản của ISO 45001 thể hiện một lợi thế quan trọng. Tiêu chuẩn này hướng đến tiêu chuẩn hóa ‘Cấu trúc các điều khoản’ – đảm bảo định nghĩa và cấu trúc đồng nhất cho mọi hệ thống quản lý, áp dụng thống nhất các văn bản, thuật ngữ chung.
Cấu trúc thống nhất giúp chúng ta hiểu được tiêu chuẩn và tạo điều kiện cho việc xây dựng và chứng nhận tích hợp các hệ thống quản lý. Đây chính là điểm thuận lợi để chứng nhận tích hợp với các tiêu chuẩn quản lý khác.
Mục tiêu của tiêu chuẩn ISO 45001
Tiêu chuẩn ISO 45001 nhằm cải tiến hoạt động bảo vệ sức khỏe & an toàn nghề nghiệp, từ đó theo đuổi các mục tiêu sau đây:
- Cung cấp và hoàn thiện một môi trường làm việc an toàn, lành mạnh cho tất cả nhân viên
- Lập hồ sơ cho một hệ thống quản lý sức khỏe & an toàn nghề nghiệp cho nhân viên và cũng như các bên hữu quan khác
- Liên tục hoàn thiện các tổ chức thông qua mô hình PDCA
- Bao hàm tổng thể các rủi ro về sức khỏe & an toàn nghề nghiệp
- Quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp hiệu quả
- Động viên nhân viên thông qua hoạt động tham gia và phản hồi thông tin
- Tạo điều kiện lập hồ sơ đạo đức công ty/doanh nghiệp: an toàn và tin cậy.
Những thay đổi chính trong tiêu chuẩn ISO 45001
Để cập nhật hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 45001, công ty/doanh nghiệp cần phải nhận thức được những thay đổi quan trọng nhất so với OHSAS 18001. Sau đây là những thay đổi không thể bỏ qua:
Phạm vi
-
- Giảm thiểu tối đa rủi ro, tạo điều kiện để hoàn thiện công tác bảo vệ sức khỏe & an toàn nghề nghiệp
- Xem xét bối cảnh công ty/doanh nghiệp với những kỳ vọng của nhân viên và các bên liên quan
- Gồm các chương trình an sinh cho nhân viên
- Thuật ngữ
-
- Các định nghĩa mới và thay đổi so với định nghĩa hiện hành
- Bối cảnh công ty/doanh nghiệp
Các tham chiếu và công bố
Không có quy chuẩn tham chiếu
Các yêu cầu quy định mới và sự tập trung cao hơn dành cho đội ngũ nhân viên và cũng như các bên hữu quan
Hoạch định
Tập trung cao hơn và công nhận các rủi ro
Quản lý
- Tập trung nhiều hơn vào các quy trình làm việc
- Phần bổ sung về quá trình tham gia của đội ngũ nhân viên
Hỗ trợ
- Bổ sung hoạt động ‘liên hệ thông tin với bên ngoài’ và điều chỉnh ‘các thông tin được lập hồ sơ’
- Nâng cao các yêu cầu quy định đối với chủ đề “nhận thức”
Vận hành
Các yêu cầu quy định về rủi ro và chỉ số hiệu quả và các điểm tập trung mở rộng
Cải tiến
- Mở rộng nội dung mô tả quy trình để quản lý hiệu quảcác tình huống
- Mở rộng các quy trình để cải tiến liên tục
- Các nội dung mô tả rõ ràng về các biện pháp phòng ngừa không còn cần thiết nữa
Trên đây là những thay đổi của tiêu chuẩn ISO 45001 so với OHSAS 18001. Nếu bạn cần tìm hiểu kỹ hơn về ISO 45001 hay bất cứ tiêu chuẩn ISO nào khác, hãy liên hệ ngay với ISO-CERT, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn tốt nhất!