Có rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam cho rằng không cần áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 vì bất kỳ lí do gì. Có thể là nghĩ rằng quy mô sản xuất còn nhỏ; chưa đủ lực để phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ; chưa xuất khẩu ra các nước trên thế giới… Đây cũng là lý do nhiều doanh nghiệp còn e ngại trong việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 trong sản xuất kinh doanh. Nhưng thực tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên áp dụng ISO 9001.
Khái quát về tiêu chuẩn ISO 9001
Hiện nay, tiêu chuẩn ISO được xem là “giấy thông hành”; thể hiện sự uy tín của các tổ chức, doanh nghiệp; nếu không nhanh chóng nâng cao vị thế của mình thì rất khó có thể cạnh tranh để tồn tại và phát triển.
ISO 9001 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho mọi ngành nghề, mọi quy mô ở bất kỳ nơi đâu trên toàn thế giới. Khi doanh nghiệp đạt được chứng chỉ ISO 9001 này; thì đây là bằng chứng khách quan chứng minh được rằng doanh nghiệp đã triển khai hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả; đáp ứng được mọi yêu cầu của tiêu chuẩn đang áp dụng.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn gì khi áp dụng tiêu chuẩn ISO?
Các doanh nghiệp cho rằng mình còn nhỏ; thị trường tiêu thụ hạn hẹp nên không nhất thiết áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001. Nhiều doanh nghiệp chưa hiểu đúng về vai trò của ISO 9001; cũng có nhiều doanh nghiệp không muốn bỏ ra hàng chục triệu đồng để áp dụng và thay đổi; họ bằng lòng với quy mô hoạt động của mình. Đa số các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ chiếm lĩnh thị trường bằng cách bán sản phẩm giá rẻ. Nhưng nếu muốn giá rẻ thì khó đảm bảo được sản phẩm có chất lượng tốt; mẫu mã đẹp; không thuyết phục người tiêu dùng. Điều này gây trở ngại lớn trong việc cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Việc áp dụng hệ thống quản lý ISO 9001 không thể thiếu trong các doanh nghiệp hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài. Mỗi sản phẩm có biểu tượng đạt chứng chỉ ISO 9001 sẽ có giá trị hơn rất nhiều, khách hàng sẽ tin tưởng gần như tuyệt đối. Hiện nay, người tiêu dùng khi lựa chọn hàng hoá rất chú trọng xem nhãn mác; thương hiệu và các tiêu chuẩn của mỗi sản phẩm khi mua hàng.
Hệ thống quản lý chất lượng là một tập hợp các hoạt động của doanh nghiệp để thiết lập nên chính sách, mục tiêu; nâng cao sự thoả mãn của khách hàng và tuân thủ luật định. Vì vậy, để xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 không quá khó; chỉ cần nhận thức được vai trò của nó trong sự phát triển của doanh nghiệp. Việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm nếu muốn áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 đó là phải tham gia các khoá đào tạo; tập huấn; đồng thời tự tìm hiểu thông tin về ISO 9001. Khi đủ điều kiện và tiến hành áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001; doanh nghiệp và được cấp Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng.
Doanh nghiệp nhận được gì khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001?
Doanh nghiệp áp dụng tốt hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 sẽ có những khác biệt hẳn so với các doanh nghiệp chưa áp dụng. Những lợi ích mà ISO 9001 mang lại cho doanh nghiệp đó là sự nghiêm ngặt từ quy chế cho đến tác phong quản lý và làm việc của tất cả nhân sự. Sau đây là những lợi ích khi áp dụng ISO 9001:
- Lãnh đạo quản lý hoạt động của doanh nghiệp khoa học và hiệu quả hơn.
- Mang đến sản phẩm có chất lượng ổn định hơn, nâng cao năng xuất.
- Giảm phế phẩm; giảm chi phí và giá thành sản phẩm
- Cải thiện hiệu quả kinh doanh; tăng lợi nhuận khi hợp lý các nguồn lực; tiết kiệm chí phí và cải tiến liên tục.
- Thoả mãn nhu cầu chất lượng ngày càng cao và khắt khe của khách hàng.
- Tăng cơ hội quảng cáo; quảng bá sản phẩm và doanh nghiệp.
Áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 mang lại cho doanh nghiệp giá trị uy tín trên thị trường và những người làm việc cũng được hưởng những chế độ ưu đãi tốt; từ đó họ tận tâm; tận lực với công việc hơn; hiệu quả công việc được nâng cao và mang đến thành công cho doanh nghiệp.
Các bước xây dựng hệ thống quản lý chất lượng
Khi áp dụng ISO 9001 thì doanh nghiệp cần thực hiện các bước xây dựng hệ thống quản lí chất lượng như sau:
Bước 1 – Xây dựng công bố chính sách chất lượng
Đây là bước cơ bản đầu tiên chắc chắn không thể bỏ qua. Tổng giám đốc điều hành doanh nghiệp cần công bố một văn bản rõ ràng về chính sách chất lượng.
Bước 2 – Xác định mục tiêu của hệ thống quản lý chất lượng
Những người chịu trách nhiệm chính trong việc áp dụng ISO 9001 cần đưa ra mục tiêu rõ ràng để từ đó có chính sách, chiến lược, kế hoạch phù hợp, đảm bảo mang lại hiệu quả cao nhất.
Bước 3 – Xác định trách nhiệm, quyền hạn
Bước này cần xác định trách nhiệm tác nghiệp trực tiếp của ban lãnh đạo. Trưởng phòng chất lượng sẽ phải soạn thảo các đồ thị chỉ rõ những trách nhiệm của từng cá nhân, phòng ban trong doanh nghiệp.
Bước 4 – Xây dựng và vận hành sơ đồ hệ thống quản lý chất lượng
Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001 cần phải đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và tổ chức. Hệ thống cần phải được xác định rõ về mặt các thủ tục, phương pháp cũng như các chỉ dẫn công tác. Hệ thống quản lí chất lượng cũng cần được phổ biến rộng rãi, được mọi người hiểu rõ.
Bước 5 – Kiểm soát chất lượng
Thường xuyên kiểm tra các lĩnh vực tác nghiệp để phòng tránh những rủi ro, khắc phục những vấn đề chưa tốt.
Bước 6 – Chuẩn bị chương trình cải tiến chất lượng
Cần xây dựng một chương trình rõ ràng, khoa học để đạt được các mục tiêu đã định.
Bước 7 – Thực hiện chương trình cải tiến
Việc thực hiện chương trình cải tiến đòi hỏi mọi cán bộ, nhân viên cam kết và tham gia.
Bước 8 – Theo dõi sự tiến triển của chương trình cải tiến
Chương trình cải tiến chất lượng cần được ăn khớp với thời gian biểu đã được thỏa thuận.
Bước 9 – Kiểm tra và đánh giá hiệu quả chung
Đây là bước cuối cùng. Tính phù hợp của hệ thống quản lí chất lượng cần được liên tục so sánh với các mục tiêu. Từ đó có những điều chỉnh kịp thời.
Trên đây là những thông tin về tiêu chuẩn ISO 9001 trong những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quý doanh nghiệp có bất cứ thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn về thiết lập hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, hãy nhanh tay liên hệ với ISO-CERTchúng tôi để hỗ trợ tận tình!