Kính xây dựng là nhóm sản phẩm cần chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng nằm trong quy định tại; Thông tư số 15/2014/TT-BXD quy chuẩn Việt Nam QCVN 16:2014/BXD; Thông tư số 10/2017/TT-BXD và quy chuẩn Việt Nam QCVN 16:2017/BXD. Hơn nữa đây lại là nhóm sản phẩm có thể gây mất an toàn cao. Do đó việc chứng nhận hợp quy kính xây dựng là việc làm cực kỳ cần thiết.
Kính xây dựng là gì?
Kính xây dựng là loại kính được làm từ thủy tinh dưới dạng tấm và được sử dụng trong ngành xây dựng. Kính xây dựng có chiều dày nhỏ hơn nhiều so với chiều rộng và chiều dài của nó; được sản xuất theo rất nhiều công nghệ khác nhau. Chúng ta có nhiều thể phân loại kính thành nhiều loại khác nhau theo đặc tính của nó. Trong lĩnh vực xây dựng thì những loại kính được sử dụng nhiều nhất đó là; kính thuỷ lực, kính chịu lực, kính cường lực….
Với những đặc trưng riêng của mình, kính xây dựng đã mang đến cho người sử dụng rất nhiều ưu điểm vượt trội. Chúng đã phủ rộng khắp các công trình từ lớn đến nhỏ; từ những công trình như trung tâm thương mại, khách sạn, sân bay; bến tàu xe đến những công trình nhỏ hơn như nhà ở dân dụng.
Quy định về chứng nhận hợp quy kính xây dựng
Quy chuẩn Việt Nam QCVN 16:2014/BXD; là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ xây dựng ban hành; về Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng. Theo Thông tư số 15/2014/TT-BXD của Bộ xây dựng ngày 15/9/2014. Thay thế cho quy chuẩn Việt Nam QCVN 16:2011/BXD của Bộ xây dựng. Được ban hành theo thông tư số 11/2011/TT-BXD của Bộ xây dựng ngày 30/08/2011.
Những nhóm hàng hóa, sản phẩm vật liệu xây dựng. Thuộc danh mục sản phẩm được quy định tại Quy chuẩn Việt Nam QCVN 16:2014/BXD. Gồm có 10 nhóm sản phẩm, và trong đó có kính xây dựng.
Nội dung thay đổi của quy chuẩn kỹ thuật QCVN 16:2011/BXD; tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2014/BXD đó chính là.
– Phương thức chứng nhận hợp quy: Các tổ chức sản xuất; các tổ chức nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng sẽ có thể được lựa chọn 1 trong 8 phương thức đánh giá hợp quy. Theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 12/12/2012. (ISO-CERT khuyến khích những nhà sản xuất; nên sử dụng phương thức 5 và những nhà nhập khẩu; sử dụng phương thức 7. Để có thể tối ưu thời gian và chi phí thực hiện chứng nhận hợp quy kính xây dựng).
– Điều chỉnh lại một số thông tin về sản phẩm; yêu cầu kỹ thuật của nhóm sản phẩm kính xây dựng đó là:
+ Thêm sản phẩm kính phủ bức xạ thấp vào danh mục sản phẩm cần phải chứng nhận hợp quy.
+ Bỏ sản phẩm kính gương tráng bạc khỏi danh mục sản phẩm cần chứng nhận hợp quy.
+ Quy định chung về tiêu chuẩn đánh giá hợp quy của sản phẩm kính dán an toàn nhiều lớp và kính dán nhiều lớp.
+ Loại bỏ chỉ tiêu về hệ số truyền năng lượng bức xạ mặt trời trong danh mục sản phẩm Kính màu hấp thụ nhiệt.
+ Loại bỏ chi tiêu đánh giá vết lồi và lõm cạnh trong danh mục sản phẩm Kính cán vân hoa.
+ Thêm chỉ tiêu về sai lệch độ cong vênh, chiều dày của kính nền và độ bền mài mòn của sản phẩm trong danh mục sản phẩm kính phủ phản quang.
+ Loại bỏ chỉ tiêu độ cong vênh của kính cốt lưới thép trong danh mục sản phẩm Kính cốt lưới thép.
– Các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kính xây dựng trong nước. Áp dụng chứng nhận hợp quy kính xây dựng theo phương thức 5. Phải áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 theo tiêu chuẩn quốc tế.
Các loại kính nào phải chứng nhận hợp quy ?
Những tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu các loại kính xây dựng. Cần phải thực hiện chứng nhận hợp quy cho những sản phẩm dưới đây:
– Kính nổi
– Kính gương tráng bạc
– Kính phủ phản quang
– Kính màu hấp thụ nhiệt
– Kính phủ bức xạ thấp
Phương thức đánh giá sự phù hợp kính xây dựng
Theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN; của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 12/12/2012 về việc công bố hợp quy, công bố hợp chuẩn và phương thức đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật. Những tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm kính xây dựng sẽ lựa chọn phương thức 5 và những tổ chức; cá nhân nhập khẩu kính xây dựng sẽ lựa chọn phương thức 7 để thực hiện chứng nhận hợp quy kính xây dựng.
+ Chứng nhận hợp quy kính xây dựng theo Phương thức 5; (là phương thức thực hiện đánh giá quá trình sản xuất sản phẩm; kết hợp với lấy mẫu điển hình trực tiếp tại nơi sản xuất hay trên thị trường)
– Những nhà sản xuất có chứng chỉ ISO 9001 theo tiêu chuẩn quốc tế. Sẽ được áp dụng phương thức 5 cho sản phẩm kính xây dựng của họ.
– Chứng nhận hợp quy kính xây dựng có hiệu lực trong vòng 03 năm; đối với sản phẩm kính xây dựng được đánh giá trực tiếp tại nơi sản xuất. Và hàng năm được giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy trực tiếp tại nơi sản xuất hay trên thị trường.
+ Chứng nhận hợp quy kính xây dựng theo Phương thức 7:
– Phương thức này được áp dụng chứng nhận hợp quy cho từng lô sản phẩm kính xây dựng nhập khẩu; trên cơ sở thử nghiệm chất lượng của mẫu đại diện cho lô sản phẩm đó.
– Chứng nhận hợp quy theo phương thức 7; chỉ có giá trị đối với từng lô sản phẩm được chứng nhận hợp quy.
Các chỉ tiêu thử nghiệm của kính xây dựng
Theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật thì tùy theo từng loại kính. Khi thực hiện chứng nhận hợp quy sẽ có các phép thử sau đây:
– Sai lệch chiều dày
– Độ truyền sáng
– Khuyết tật ngoại quan
– Hệ số phản xạ ánh sáng mặt trời
– Độ bám dính của lớp sơn phủ
– Độ bền mài mòn
Các bước chứng nhận hợp quy kính xây dựng
ISO-CERT là đơn vị được Bộ Xây dựng chỉ định thực hiện thử nghiệm và chứng nhận hợp quy các loại vật liệu xây dựng. Trong đó có nhóm sản phẩm kính xây dựng.
Các bước thực hiện chứng nhận hợp quy kính xây dựng tại ISO-CERT như sau:
Bước 1: Đăng ký cấp chứng nhận: Khách hàng cung cấp cho các chuyên gia của ISO-CERT các thông tin sản phẩm (đối với phương thức 5) hoặc thông tin lô hàng (đối với phương thức 7); thông tin của đơn vị sản xuất hoặc nhập khẩu.
Bước 2:
– Đối với đơn vị nhập khẩu kính xây dựng. Sẽ thực hiện chứng nhận theo Phương thức 7. Khách hàng cung cấp cho ISO-CERT bộ hồ sơ nhập khẩu; (gồm có Hợp đồng, Hóa đơn, Packing list, Vận đơn, giấy CO/CQ, Tờ khai hải quan…). Sau khi đăng ký chứng nhận hợp quy thì mang bản đăng ký chứng nhận hợp quy kính xây dựng lên trình hải quan để lấy hàng về kho. (nếu như được phép giải phóng hàng về trước). Đồng thời phải sắp xếp lịch đánh giá hợp quy và lấy mẫu lô hàng.
– Đối với những đơn vị sản xuất kính xây dựng. Thì sắp xếp thời gian để tiến hành đánh giá hợp quy ngay tại nhà máy sản xuất.
Bước 3: Thực hiện đánh giá lô hàng kính xây dựng (đối với Phương thức 7); đánh giá nhà máy sản xuất (đối với Phương thức 5) và thực hiện lấy mẫu sản phẩm để tiến hành thử nghiệm.
Bước 4: Sau khi đã có kết quả thử nghiệm; ISO-CERT sẽ thực hiện cấp chứng nhận hợp quy cho sản phẩm kính xây dựng đó.
Bước 5: Hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục công bố hợp quy kính xây dựng tại Sở Xây dựng.
ISO-CERT đánh giá chứng nhận hợp quy kính xây dựng
– ISO-CERT là đơn vị tư vấn đánh giá chỉ định thử nghiệm/ chứng nhận hợp quy kính xây dựng theo quy định tại quy chuẩn QCVN 16:2014/BXD và quy chuẩn QCVN 16:2017/BXD.
– ISO-CERT có chức năng đánh giá chứng nhận kết hợp tiêu chuẩn ISO 9001 và đánh giá chứng nhận hợp quy kính xây dựng, chính vì thế thời gian thực hiện dịch vụ nhanh chóng với mức chi phí cực kỳ hợp lý.
– Đội ngũ chuyên gia, chuyên viên nhiệt tình hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng
Để được chứng nhận hợp quy kính xây dựng, hãy liên hệ với ISO-CERT nhé.
Quý doanh nghiệp có muốn đăng ký xin vui lòng liên hệ:
———————————————————————————————
VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ ISO-CERT
VPGD: P922 Tòa HH2A Khu đô thị Linh Đàm – Hoàng Mai – Hà Nội
Hotline: 0904.889.859 (Ms.Hoa)
Website: https://iso-cert.vn
Email: vanphongisocert@gmail.com