Đôi điều về ISO 45001:2018.
1. Điểm mới của tiêu chuẩn ISO 45001
Những chuẩn bị cần thiết cho quá trình thực hiện một cách có hệ thống theo các yêu cầu và quy định về sức khỏe & an toàn nghề nghiệp đang được quan tâm và kiểm soát từ nhiều cấp quản lý. Vì thế, ban lãnh đạo của doanh nghiệp đang mong đợi rằng vấn đề sức khỏe & an toàn nghề nghiệp thực sự đóng vai trò trọng tâm và được tích hợp sâu hơn vào các quy trình sản xuất kinh doanh.
Tương tự các tiêu chuẩn đã được điều chỉnh trước đó như tiêu chuẩn ISO 9001 về quản lý chất lượng và tiêu chuẩn ISO 14001 về quản lý môi trường, ISO 45001 cũng chú trọng đến cấu trúc tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn mới ISO 45001 rõ ràng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nỗ lực kết hợp các lĩnh vực có liên quan, ví dụ các lĩnh vực về chất lượng, sức khỏe và an toàn nghề nghiệp cũng như bảo vệ môi trường vào một hệ thống quản lý. Cơ cấu tiêu chuẩn được hoàn thiện cho phép áp dụng các thuật ngữ đã được tiêu chuẩn hóa cũng như đơn giản hóa quá trình diễn giải các yêu cầu quy định của hệ thống quản lý có liên quan. Vì thế, tiêu chuẩn mới ISO 45001 cũng đề xuất một hình thức kết hợp chứng nhận với các tiêu chuẩn khác. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn mới ISO 45001 cũng xem xét đến các quy trình hoàn toàn thuê ngoài cũng như những người không được tuyển dụng làm việc thường xuyên nhưng vẫn thuộc trách nhiệm quản lý của một doanh nghiệp.
2. Chứng nhận theo tiêu chuẩn mới phù hợp với các loại hình doanh nghiệp nào?
Hình thức chứng nhận theo Tiêu chuẩn OHSAS 18001 hiện hành phù hợp với bất cứ doanh nghiệp nào thuộc bất cứ ngành nghề nào. Điều đó sẽ không thay đổi khi có tiêu chuẩn quốc tế mới ISO 45001. Nếu doanh nghiệp muốn tạm thời giảm thiểu rủi ro có liên quan đến sức khỏe và an toàn nghề nghiệp cho nhân viên, các khách đến thăm cũng như nhà cung ứng và cung cấp dịch vụ, hãy tiến hành chứng nhận hệ thống quản lý sức khỏe & an toàn nghề nghiệp cho doanh nghiệp của mình.
3. Một giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 45001 sẽ mang đến những lợi ích cụ thể gì cho doanh nghiệp?
Mục đích của một hệ thống quản lý sức khỏe & an toàn nghề nghiệp được chứng nhận đạt Tiêu chuẩn ISO 45001 là giảm thiểu rủi ro tổn thương và bệnh tật ở nơi làm việc và, trong phạm vi có thể, hoàn toàn tránh được các rủi ro ấy. Vì thế, doanh nghiệp sẽ hưởng lợi từ cơ hội đưa hướng phát triển chiến lược của mình phù hợp với hệ thống quản lý sức khỏe & an toàn nghề nghiệp. Ngoài ra, Tiêu chuẩn ISO 45001 cũng nhấn mạnh đến trách nhiệm của ban lãnh đạo và từ đó mở rộng qua phạm vi đào tạo nhân viên.
4. Tiêu chuẩn mới ISO 45001 sẽ thay thế chứng nhận OHSAS 18001 hiện hành?
Cho đến nay việc Tiêu chuẩn quốc tế ISO 45001 theo dự kiến sẽ thay thế hoàn toàn, hay sẽ được áp dụng song song với tiêu chuẩn OHSAS hay không vẫn chưa được làm rõ. Ủy ban ISO cũng đang cân nhắc vấn đề này và chúng tôi sẽ cập nhật thông tin cho doanh nghiệp khi quyết định được ban hành.
Với tài liệu phát hành ngày 18 tháng 1 năm 2018 của IAF MD (Tài liệu bắt buộc IAF) 21:2018, tiêu đề Các yêu cầu cho việc chuyển đổi từ OHSAS 18001:2007 sang ISO 45001:2018, tiêu chuẩn ISO 45001 mới hiện nay đã được xác nhận là sẽ thay thế OHSAS 18001. Các doanh nghiệp sẽ có thời gian chuyển tiếp kể từ ngày công bố tiêu chuẩn cho đến tháng 3 năm 2021.
5. Giấy chứng nhận sẽ được chuyển đổi / cấp như thế nào?
Hiện nay, các doanh nghiệp được chứng nhận theo Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 có thể chuyển đổi hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp của mình sang Tiêu chuẩn 45001, và được xem là cơ sở cho việc chứng nhận của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF). Vì thế, đối với các doanh nghiệp lựa chọn chuyển đổi và đã được chứng nhận theo Tiêu chuẩn OHSAS 18001, mọi thay đổi và đặc điểm cụ thể mà Tiêu chuẩn ISO 45001 kế thừa đều có sự liên quan. Hiện nay, theo sự công bố chính thức của tiêu chuẩn, sẽ có khoảng thời hạn chuyển tiếp là ba năm để chuyển đổi sang Tiêu chuẩn ISO 45001.
6. Những lợi ích của việc chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 45001 đã hoạch định là gì?
Doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề và quy mô có thể giảm thiểu số sự cố tai nạn ở nơi làm việc bằng cách tiếp cận có hệ thống các lĩnh vực sức khỏe và an toàn nghề nghiệp với chứng nhận theo Tiêu chuẩn ISO 45001,. Các nguồn xuất phát sai sót sẽ được nhận diện và loại trừ. Nhờ đó, có thể đảm bảo rằng doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu quy định theo luật pháp đối với công tác bảo vệ sức khỏe & an toàn nghề nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ nâng cao được ý thức về an toàn nghề nghiệp, khuyến khích đội ngũ nhân viên, các nhà cung ứng và cung cấp dịch vụ nâng cao tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của họ, đồng thời nâng cao uy tín của mình trước các khách hàng, nhà cung ứng, cơ quan hữu quan và nhà đầu tư như là doanh nghiệp an toàn và có uy tín.
Ở giai đoạn chuyển tiếp, các doanh nghiệp được chứng nhận theo OHSAS 18001 có thể chuyển hệ thống quản lý hiện tại sang chứng nhận ISO 45001, kết hợp trong kỳ đánh giá đã được lên kế hoạch trước đó. Điều này thường đòi hỏi thêm một ngày đánh giá bổ sung. Ngoài ra, các tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá ISO 45001 phải đáp ứng tất cả các yêu cầu của IAF MD 22:2018, được công bố vào tháng 1 dưới tiêu đề ISO / IEC 17021-1 cho Chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OH & SMS). Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến thời gian và quy trình đánh giá.
Bây giờ là thời điểm tốt nhất để doanh nghiệp bắt đầu làm quen với các yêu cầu của ISO 45001. Điều này cho phép doanh nghiệp ước tính hiệu quả những chuẩn bị cần thiết liên quan đến việc chuyển đổi sắp tới. Hãy thực hiện phân tích thực trạng ngay bây giờ để bắt đầu lên kế hoạch cho doanh nghiệp càng sớm càng tốt.
7. Điều gì khiến tiêu chuẩn ISO 45001 khác biệt với các hệ thống chứng nhận sức khỏe và an toàn khác?
Chứng nhận theo Tiêu chuẩn ISO 45001 là một hình thức công nhận quốc tế đối với hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp cho mỗi doanh nghiệp ở từng ngành nghề. Ngược lại, chứng chỉ SCC (Chứng chỉ nhà thầu phụ an toàn) chỉ có hiệu lực đối với các nhà thầu phụ trong lĩnh vực chuyên môn, chứng chỉ SCP (Chứng chỉ cho thuê nhân lực đảm bảo an toàn) chỉ có hiệu lực đối với những nhà cung cấp dịch vụ quản lý nhân lực, và chứng chỉ SCCP (Chứng chỉ nhà thầu an toàn trong ngành hóa dầu) chỉ có hiệu lực đối với các nhà cung cấp dịch vụ trong ngành hóa dầu. Cùng với các lĩnh vực chuyên môn hóa ấy, Tiêu chuẩn ISO 45001 là một giải pháp tổng thể cho công tác quản lý sức khỏe & an toàn nghề nghiệp đã được chứng nhận ở cấp độ quốc tế.
8. Sức khỏe & an toàn nghề nghiệp có tầm quan trọng như thế nào trong giai đoạn hiện nay?
Áp lực cạnh tranh gia tăng và thời gian ứng phó với tình huống ở mức độ nhanh chưa từng có trong giai đoạn hiện nay khiến các doanh nghiệp không có điều kiện để bù đắp cho những sai sót nữa. Các vụ tai nạn nghề nghiệp và thời gian ngưng trệ thường dẫn đến tình trạng tạm dừng của các quy trình sản xuất và cung ứng và, trong tình huống xấu nhất, có thể dẫn đến các trường hợp hủy bỏ đơn đặt hàng. Một hệ thống quản lý sức khỏe & an toàn nghề nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu sự cố thông qua một phương pháp tiếp cận có hệ thống đối với các lĩnh vực sức khỏe & an toàn nghề nghiệp.