Thông tin là một phần quan trọng, không thể thiếu trong bất kì tổ chức nào dù hoạt động kinh doanh của tổ chức đó có nhỏ đến đâu. Thông tin, dữ liệu đôi khi còn là tiêu chuẩn, căn cứ để đưa ra những quyết định quan trọng của tổ chức. Việc bị đánh cắp hay sao chép dữ liệu, thông tin ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của tổ chức, thậm chí có thể khiến tổ chức, doanh nghiệp sụp đổ, phá sản.
Do đó, các tổ chức, doanh nghiệp đã và đang triển khai kế hoạch an ninh an toàn, bảo mật thông tin. Và ISO 27001 là sự lựa chọn tuyệt vời đáng được cân nhắc cho các doanh nghiệp. Cùng ISO-CERT tư vấn ISO 27001 giúp tổ chức, doanh nghiệp bạn nhé!
Yêu cầu hệ thống quản lý an toàn thông tin
Công nghệ phát triển cũng là lúc các loại hình xâm nhập, tấn công trái phép vào hệ thống thông tin ngày càng gia tăng. Hệ thống mạng, máy tính ngày càng phải đối mặt với những rủi ro lớn về việc đánh cắp dữ liệu, thông tin. Hậu quả nghiêm trọng hơn là có thể ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, chất lượng công việc, kèm với đó là sự tổn thất về kinh tế và uy tín của tổ chức. Thậm chí, đối với những cơ quan nhà nước, chính phủ, nó còn ảnh hưởng tới an ninh quốc gia.
Khi càng phát triển, quy mô càng lớn thì tính chất thông tin càng phức tạp. Các chính sách về an toàn thông tin rõ ràng và chi tiết là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển ổn định và bền vững của doanh nghiệp.
Việc chuẩn hóa công tác quản lí an toàn thông tin yêu cầu chuẩn hóa giữa các yếu tố liên quan đến con người, quy trình và công nghệ. Yếu tố con người ở đây là sự nhận thức về an toàn thông tin và sự tuân thủ các quy định của tổ chức, pháp luật. Do đó, toàn bộ nhân viên, lãnh đạo công ty phải nhận thức được tầm quan trọng của an ninh thông tin cũng như được đào tạo các kiến thức về an toàn thông tin. Chuẩn hóa về quy trình là việc xây dựng, áp dụng và kiểm soát các chính sách, quy định về an toàn an ninh thông tin. Còn chuẩn hóa về công nghệ là các yêu cầu về công nghệ thông tin, về các thông số kĩ thuật.
Để đáp ứng tất cả các yêu cầu này, giải pháp toàn diện mang lại hiệu quả cao nhất là tư vấn ISO 27001 – Hệ thống quản lý an toàn thông tin tiêu chuẩn quốc tế.
Đối tượng và thời gian áp dụng ISO 27001
Có rất nhiều doanh nghiệp muốn có một hệ thống quản lý thông tin như tiêu chuẩn quốc tế ISO 27001. Tuy nhiên, họ hoang mang không biết tổ chức, doanh nghiệp có đáp ứng được mọi yêu cầu để được tư vấn ISO 27001 và triển khai nó không. Câu trả lời là có, hoàn toàn có. Bất kì doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng tiêu chuẩn này, không phân biệt loại hình, quy mô hay lĩnh vực hoạt động. Tuy vậy, tiêu chuẩn ISO 27001 thường tập trung ở các lĩnh vực như công nghệ thông tin, truyền thông, bưu chính,… hay những đơn vị hoạt động kinh doanh có yêu cầu khắt khe, cần tính chính xác cao, kịp thời và bảo mật thông tin cao.
Thời gian áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quản lí an toàn thông tin ISO 27001 mỗi tổ chức, doanh nghiệp là khác nhau. Nó phụ thuộc hoàn toàn vào loại hình, quy mô và mức độ phức tạp của tổ chức cũng như các sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp. Mỗi tổ chức, doanh nghiệp cần xác định khoảng thời gian hợp lý, đủ để hệ thống quản lý an toàn thông tin được kiểm tra và đáp ứng mọi yêu cầu.
Các tiêu chí sàng lọc của tiêu chuẩn ISO 27001
Khi tiến hành thủ tục chứng nhận tiêu chuẩn ISO 27001, các chuyên gia sẽ xem xét ở các tiêu chí, lĩnh vực sau:
- Chính sách về an ninh, an toàn công nghệ thông tin
- An ninh cá nhân
- Tổ chức bảo vệ, bảo mật thông tin
- Công tác quản lí các giá trị của tổ chức
- An toàn về thể chất và mối quan hệ với môi trường
- Quản lí công tác truyền thông và các nghiệp vụ có liên quan
- Phát triển, duy trì và bảo trị hệ thống
- Quản lí các sự cố, rủi ro về công nghệ thông tin
- Tuân thủ các quy định, yêu cầu của tổ chức và pháp luật
Đừng lo, đến với các tổ chức tư vấn ISO 27001, các chuyên gia sẽ hướng dẫn và hỗ trợ bạn có thể thực hiện tốt các tiêu chí này.
Nội dung cần chuẩn bị với hoạt động tư vấn ISO 27001
Vậy cần chuẩn bị những gì khi muốn đạt chứng nhận tiêu chuẩn quản lí an ninh thông tin ISO 27001? Đó là câu hỏi và thắc mắc của rất nhiều doanh nghiệp. ISO-CERT sẽ bật mí một số nội dung quan trọng cần phải chuẩn bị:
- Nguồn nhân lực thực hiện, chịu trách nhiệm liên hệ, triển khai ISO 27001 tại đơn vị.
- Sắp xếp thời gian và nguồn lực phối hợp cùng các chuyên gia ISO-CERT để thực hiện tốt các công việc cần làm.
- Phân công, sắp xếp rõ ràng trách nhiệm của từng nhân sự từ thực hiện dự thảo, xây dựng và chuẩn bị dữ liệu đến áp dụng triển khai.
- Nâng cao, cải thiện một số điều kiện cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin nhằm hạn chế, giảm thiểu rủi ro tối đa.
- Phối hợp hiệu quả, liên hệ và tương tác thường xuyên vớ ISO-CERT để cập nhật những yêu cầu mới nhất, đảm bảo đáp ứng mọi yêu cầu của tiêu chuẩn.
Tổ chức, doanh nghiệp chỉ cần chuẩn bị đầy đủ những thứ đó, còn lại ISO-CERT sẽ lo, đảm bảo sẽ nhận được chứng nhận ISO 27001 trong thời gian ngắn nhất.
Quy trình tư vấn chứng nhận ISO 27001
Quy trình tư vấn ISO 27001 – chứng nhận quốc tế về an ninh thông tin – không hề đơn giản. Đó là sự kết hợp giữa doanh nghiệp và tổ chức chứng nhận thứ ba. Quy trình phải đảm bảo các thủ tục sau:
Bước 1: Trao đổi thông tin
Sau khi tổ chức, doanh nghiệp liên hệ với ISO-CERT, các chuyên gia sẽ khai thác thông tin của tổ chức. Bước đầu là những thông tin cơ bản như địa điểm, quy mô và phạm vi áp dụng. Sau đó là những thông tin:
- Các yêu cầu cơ bản để đạt được chứng nhận
- Các bước, quy trình thủ tục đạt chứng nhận
- Chi phí dự tính
- Kế hoạch thực hiện
Các thông tin cần phải có sự thống nhất, đảm bảo cho việc đánh giá chứng nhận theo yêu cầu của khách hàng và tiêu chuẩn.
Bước 2: Đánh giá sơ bộ
Sau khi nắm rõ các thông tin, doanh nghiệp phải gửi cho tổ chức chứng nhận độc lập các giấy tờ, hồ sơ liên quan đến ISO 27001. Các chuyên gia sẽ đánh giá tình hình, thực trạng của doanh ngiệp. Từ đó tìm ra những hạn chế trong việc quản lý thông tin của doanh nghiệp. Các chuyên gia sẽ phát hiện ra những lỗi trong bộ văn bản, dữ liệu để kịp thời sửa chữa, hướng đến tiêu chuẩn an toàn thông tin.
Bước đánh giá sơ bộ này có vai trò hướng dẫn cho doanh nghiệp khuôn mẫu để tiến hành đánh giá chính thức về sau.
Bước 3 : Đánh giá chính thức
Trước khi đánh giá chính thức, các chuyên gia sẽ đào tạo, hướng dẫn nhân viên chịu trách nhiệm về an ninh an toàn thông tin. Sau đó, đoàn sẽ thẩm định và kiểm tra thực tế tại tổ chức, doanh nghiệp, đưa ra những kiến nghị sớm để sửa chữa khi cần thiết. Tiếp đó là cuộc họp kết thúc đánh giá, doanh nghiệp hoàn toàn có thể phản biện và đưa ra ý kiến chủ quan về những gì đoàn kiểm tra đã nhận xét.
Bước 4: Cấp chứng nhận ISO 27001
Nếu bộ hồ sơ của tổ chức, doanh nghiệp đều phù hợp, tổ chức sẽ được nhận chứng chỉ ISO 27001. Tuy nhiên, chứng nhận này có giá trị trong vòng 3 năm và phải có đánh giá định kỳ mỗi năm 1 lần.
Dịch vụ tư vấn ISO 27001 tại ISO-CERT
Hoạt động đào tạo, tư vấn ISO 27001 tại ISO-CERT nhằm giúp khách hàng nắm rõ những nguyên tắc cơ bản và yêu cầu của hệ thống an ninh thông tin. Đoàn chuyên gia tư vấn ISO-CERT sẽ tư vấn, hỗ trợ khách hàng các kĩ năng xây dựng và thực hiện hệ thống văn bản, quy trình an ninh, bảo mật thông tin.
Hơn nữa, với kinh nghiệm của mình, các chuyên gia sẽ kiến nghị và đưa ra những đề xuất cụ thể, riêng biệt cho mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Các chuyên gia cũng xem xét, đánh giá quá trình hoạt động, sử dụng nguồn lực của tổ chức để xây dựng hệ thống quản lý thông tin hiệu quả.
Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, kinh nghiệm, ISO-CERT cam kết luôn mang đến những dịch vụ hoàn hảo nhất. Các chuyên gia luôn đồng hành cùng quý tổ chức, doanh nghiệp trong và sau khi đạt chứng nhận ISO 27001. Bất cứ lúc nào cần sự tư vấn, hỗ sợ, các chuyên gia của ISO-CERT luôn sẵn lòng giúp đỡ kể cả ngoài giờ hành chính, thứ bảy chủ nhật.
Để biết thêm thông tin và hỗ trợ, tư vấn ISO 27001, hãy liên hệ ngay với ISO-CERT. Các chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp đỡ bạn.