Hội nhập quốc tế là một cơ hội rất lớn giúp sản phẩm của tổ chức, doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm của mình ra ngoài quốc tế. Mặt khác, nó lại là một áp lực vô cùng lớn khi có sự cạnh tranh về chất lượng sản phẩm cùng chủng loại. Để tồn tại và phát triển một cách bền vững, việc quản lý chất lượng trong việc sản xuất, chế biến thực phẩm là điều rất cần thiết. Và HACCP là một trong những xu hướng dẫn đầu về an toàn thực phẩm tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
Giới thiệu về HACCP
Nếu hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm thì có lẽ HACCP không còn quá xa lạ. Đât là một công cụ để xác định những mối nguy hại hiện tại và tiềm ẩn ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của thực phẩm. Các mối nguy đó có thể là sinh học, vật lí học hay hóa học, hay đơn giản là điều kiện bảo quản, vận chuyển và sử dụng.
HACCP có tính hệ thống, phòng ngừa nên đó là công cụ tuyệt vời để kiểm soát các mối nguy hại trong suốt quá trình sản xuất. Từ khâu lựa chọn, sản xuất nguyên liệu đến từng công đoạn sản xuất, chế biến, bảo quản và mang đến tay người tiêu dùng. HACCP đưa ra một giới hạn có thể chấp nhận được trong mối nguy về an toàn thực phẩm.
- Đối tượng kiểm soát của HACCP là các mối nguy hiện diện hoặc tiềm ẩn cho an toàn thực phẩm
- Phạm vi: Trong toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm.
Mục đích và ý nghĩa của HACCP
Mục đích duy nhất của chứng nhận HACCP là giúp tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thực phẩm đổi mới về phương pháp kiểm soát quá trình sản xuất. Tổ chức, doanh nghiệp có thể mang lại những sản phẩm chất lượng, an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt kho của thị trường trong và ngoài nước.
HACCP có đầy đủ các yếu tố đảm bảo đáp ứng xu thế toàn cầu về an toàn thực phẩm:
- Thay vì kiểm tra các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm cuối cùng, HACCP yêu cầu kiểm soát tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm trong từng khâu sản xuất.
- Thay vì loại bỏ những sản phẩm có chứa chất độc hại thì HACCP chủ động ngăn ngừa toàn diện những nguy cơ nhiễm bẩn, nhiễm độc của thực phẩm.
- Thay vì sự kiểm tra mang tính độc lập thì HACCP mang tính công nhận, thừa nhận thông qua tiêu chuẩn quốc tế chung. Điều này góp phần đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của thị trường xuất nhập khẩu.
Lợi ích của tiêu chuẩn an toàn thực phẩm HACCP
Có một sự thật là HACCP dường như hầu hết các tổ chức cung cấp thực phẩm đều áp dụng tiêu chuẩn này. Đó là bởi HACCP mang lại rất nhiều lợi ích không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho người tiêu dùng, chính phủ.
Đối với người tiêu dùng, họ có thể an tâm khi sử dụng những thực phẩm bởi thực phẩm an toàn, chất lượng. Từ đó, đảm bảo nâng cao sức khỏe, giảm thiểu nguy cơ các bệnh do mất vệ sinh an toàn gây ra. Từ đó, người tiêu dùng sẽ có sự tin tưởng nhất định vào các thực phẩm của công ty, nâng cao hình ảnh, thương hiệu của tổ chức. Và điều tất nhiên là hoạt động kinh doanh của công ty cũng sẽ có sự chuyển sắc, tăng doanh thu. Nhận được chứng nhận quốc tế đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có cơ hội đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế cũng như cạnh tranh với những sản phẩm nhập khẩu từ các nước tiên tiến.
Không chỉ vậy, đối với chính phủ và nhà nước, HACCP cũng có không ít những lợi ích;
– Công tác kiểm soát thực phẩm được nâng cao và dễ dàng thực hiện
– Tạo lòng tin cậy của nhân dân đối với chất lượng thực phẩm
– Bảo vệ và cải thiện sức khỏe của toàn thể nhân dân
– Giảm thiểu chi phí xử lí ngộ độc thực phẩm cùng chi phí chữa bệnh do không an toàn thực phẩm gây ra
– Thúc đẩy nền phát triển kinh tế, thương mại
Yêu cầu bắt buộc khi áp dụng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm HACCP
Để áp dụng thành công tiêu chuẩn HACCP, tổ chức, doanh nghiệp cần:
- Có sự cam kết của lãnh đạo cấp cao nhất và sự tán thành, chấp thuận cùng thực hiện của toàn bộ nhân viên. Cần có sự phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng về nguồn lực để xây dựng và vận hành hệ thống thành công.
- Lãnh đạo cao nhất của tổ chức, doanh nghiệp phải xác định chính xác động cơ áp dụng hệ thống. Từ đó, xác định rõ phạm vi, giới hạn áp dụng hệ thống trong dây chuyền sản xuất. Phải có sự cam kết về đầu tư nguồn thực, cam kết thực hiện triệt để những yêu cầu của hệ thống, mang lại hiệu quả tối ưu.
- Công tác đào tạo cần được đảm bảo và triển khai. Trước tiên là công tác đào tạo những kiến thức cơ bản nhất về HACCP cho tất cả các thành viên để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và vai trò của chứng nhận. Sau đó là những kiến thức chuyên sâu cho từng thành viên trong đội HACCP. Bao gồm các kĩ năng xây dựng, triển khai HACCP, các thủ tục cũng như những kĩ năng đánh giá và thẩm định kế hoạch.
Sau tất cả, ban lãnh đạo cần thường xuyên đánh giá, xem xét tính hiệu quả và phù hợp của tiêu chuẩn định kì.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cũng như các yêu cầu áp dụng tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm HACCP. Còn bất kì thắc mắc cũng như câu hỏi gì, hãy liên hệ với ISO-CERT để được tư vấn cụ nhé!