Bạn là đơn vị kinh dung, cung cấp các loại thực phẩm và thực hiện đầy đủ và đúng theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. Tuy vậy, bạn đã bao giờ nghĩ rằng khách hàng đang nghi ngờ về chất lượng an toàn của sản phẩm không? Vậy làm thế nào để khách hàng có thể tin tưởng, an tâm tuyệt đối vào sản phẩm mà bạn cung ứng. Đó là những chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm. ISO 22000 sẽ là sự lựa chọn thông minh cho các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm.
Bạn đã biết gì về chứng nhận này chưa? Cùng ISO-CERT tìm hiểu nhé!
Tiêu chuẩn ISO 22000 là gì?
Tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên được triển khai về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Bộ tiêu chuẩn bao gồm tất cả các yêu cầu liên quan đến an toàn thực phẩm như hệ thống trao đổi thông tin, hệ thống quản lý và kiểm soát mối nguy. Bộ tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý quá trình cung ứng thực phẩm từ giai đoạn sản xuất đến khâu đóng gói, bảo quản và mang đến tay người tiêu dùng. Đặc biệt, tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các chuỗi thực phẩm từ sản xuất thức ăn chăn nuôi đến nuôi trồng, chế biến. Nó có thể áp dụng với tất cả các loại hình sản xuất không phân biệt quy mô.
Hơn nữa, do là sự kết hợp của hai tiêu chuẩn HACCP và ISO 9001 nên ISO 22000 có nhiều đổi mới phù hợp với tất cả các tổ chức. Hiện nay, hầu hết tổ chức kinh doanh thực phẩm đã và đang thực hiện theo xu hướng tiêu chuẩn này nhằm mang đến chất lượng sản phẩm tốt cùng lòng tin người tiêu dùng.
Những doanh nghiệp nào cần áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000?
Đúng như tên gọi của nó, tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm ISO 22000 áp dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh trong chuỗi thực phẩm. Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các tổ chức muốn có một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Bất kể tham gia vào khía cạnh nào trong chuỗi cung ứng với quy mô ra sao. Đó có thể là các đơn vị sản xuất thức ăn chăn nuôi, những đơn vị sản xuất thực phẩm sơ chế hay các đơn vị vận chuyển và bảo quản thực phẩm. Đó cũng sẽ là các cửa hàng, hệ thống siêu thị bán lẻ, các cửa hàng dịch vụ ăn uống như khách sạn, nhà hàng,… Hay đơn giản đó chỉ là các đơn vị sản xuất vật liệu đóng gói, các chất phụ gia, bảo quản,…
Yêu cẩu của ISO 22000 là gì?
Để đạt được chứng nhận ISO 22000, đòi hỏi các tổ chức phải sớm triển khai áp dụng các yêu cầu về vấn đề an toàn thực phẩm. Cụ thể, các cơ sở đó có:
- Các chương trình, chính sách tiên quyết tại chỗ để đảm bảo có một môi trường vệ sinh sạch sẽ
- Một kế hoạch đầy đủ và chi tiết về phân thích mối nguy, rủi ro cũng như kiểm soát tới hạn để kịp thời ngăn chặn, loại bỏ mối nguy.
- Có phương án, kế hoạch ứng phó với các trường hợp đột xuất có thể xảy ra
- Xây dựng, thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hoàn thiện đã được ghi nhận.
Hơn hết, đó phải là sự đồng lòng, quyết tâm thực hiện tiêu chuẩn của cán bộ, lãnh đao và toàn thể thành viên của tổ chức. Mỗi cá nhân cần nhận thức và có hiểu biết về an toàn thực phẩm cũng như chấp hành, thực hiện đúng yêu cầu của tiêu chuẩn.
Nội dung tiêu chuẩn ISO 22000
ISO 22000 là hệ thống những yêu cầu về quản lý an toàn thực phẩm. Tuy vậy, tiêu chuẩn cũng chỉ có 3 nội dung cơ bản nhất:
– Trao đổi thông tin hai chiều: ISO 22000 yêu cầu các tổ chức cần chủ động trao đổi thông tin với các bên liên quan để có thể cập nhật các yêu cầy và nhu cầu. Thông báo với họ về sự thay đổi này.
– Quản lý theo hệ thống: Tức là ISO 22000 không áp dụng cho từng giai đoạn, bộ phận mà nó áp dụng cho cả hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Điều này đảm bảo loại bỏ tất cả các mối nguy tại bất kì bộ phận nào.
– Kiểm soát rủi ro: Nội dung chủ yếu và quan trọng nhất của tiêu chuẩn ISO 22000 đó là kiểm soát và ngăn chặn các mối nguy. Đảm bảo các rủi ro về vấn đề an toàn thực phẩm ở mức độ thấp nhất có thể chấp nhận được đối với một số thành phần.
Lợi ích tuyệt vời đến từ ISO 22001
Ngay từ cái tên gọi chắc hẳn bạn đã hình dung được những lợi ích mà ISO 22000 – hệ thống quản lý an toàn thực phẩm mang lại:
- Tạo ấn tượng tốt, niềm tin đối với khách hàng
- Hạn chế tối đa các rủi ro ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn vệ sinh thực phẩm
- Kiểm soát hệ thống quản lí nội bộ và ngăn chặn các nguy cơ hiện hình hoặc tiềm ẩn
- Nâng cao động lực, khuyến khích sự cống hiến của nhân viên thực hiện công việc được giao một cách hiệu quả
- Nâng cao thương hiệu, uy tín và chất lượng sản phẩm trên thị trường, cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại. Đây cũng là điều kiện giúp sản phẩm của bạn được mang đến thị trường quốc tế.
Đó là tất cả những thông tin cơ bản nhất về ISO 22000 mà bất kì doanh nghiệp, tổ chức nào cũng cần biết. Để có thêm kiến thức cũng như được tư vấn ISO 22000 và các tiêu chuẩn ISO khác, bạn có thể tham khảm tại ISO-CERT.