Hiện nay chứng chỉ ISO 22000 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm; là một chứng chỉ cực kỳ quan trọng không chỉ cho những tổ chức; doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, mà còn cả những lĩnh vực khác nữa. Để có thể hiểu rõ hơn về loại chứng chỉ tiêu chuẩn ISO này. Hãy cùng khám phá bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Tin tham khảo thêm:
♣ Chứng nhận HACCP Tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm
♣ Những yêu cầu và đối tượng áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000
Tổng quan về tiêu chuẩn ISO 22000
Tiêu chuẩn TCVN ISO 22000 được ban hành bởi tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO. Với các quy định tập trung vào việc an toàn trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm; được áp dụng cho toàn thế giới. Và là một thước đo về chất lượng quan trọng cho những tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm hiện nay. Đây cũng là một trong những tiêu chuẩn ISO được áp dụng rộng rãi nhất tại Việt Nam hiện nay.
Để nhận được chứng chỉ tiêu chuẩn TCVN ISO 22000 phiên bản 2018. Tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong ngành thực phẩm cần phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm như sau.
3 yêu cầu cơ bản của chứng nhận hệ thống
- Trao đổi thông tin; Việc trao đổi thông tin với khách hàng, cũng như những nhà cung ứng; về xác định những mối nguy và những biện pháp kiểm soát. Để có thể đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng. Có lẽ đây chính là điều kiện tiên quyết mà tổ chức, doanh nghiệp thực phẩm; cần phải đáp ứng để có thể nhận được chứng nhận ISO 22000.
- Quản lý hệ thống: Tổ chức, doanh nghiệp cần phải thiết lập, vận hành và cấp nhất hệ thống quản lý an toàn thực phẩm một cách hiệu quả nhất. Dựa trên cơ sở cấu trúc của hệ thống quản lý và những hoạt động quản lý chung của tổ chức, doanh nghiệp. Điều này sẽ mang đến lợi ích tối đa nhất; không chỉ cho tổ chức, doanh nghiệp mà còn cả các bên có liên quan. Tổ chức, doanh nghiệp của bạn có thể áp dụng riêng lẻ. Hoặc tích hợp cùng tiêu chuẩn ISO 9001 khi quản lý điều hành tại cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm.
- Những chương trình tiên quyết; Đây là những điều kiện cơ bản và là hoạt động cần thiết. Để có thể duy trì môi trường vệ sinh xuyên suốt trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Những điều kiện và hoạt động này sẽ phải phù hợp với yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh; sử dụng và mang đến sự an toàn đối với sản phẩm cuối cùng và người tiêu dùng.
Các phiên bản của chứng chỉ ISO 22000
Vào ngày 19/6/2018, ISO – Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế; đã công bố về việc ban hành phiên bản mới của tiêu chuẩn ISO 22000 phiên bản mới nhất. Đó là ISO 22000:2018 thay thế cho phiên bản ISO 22000:2005; đã được ban hành vào ngày 01/09/2005.
Tiêu chuẩn ISO 22000:2018. Được áp dụng cho tất cả những tổ chức doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp thực phẩm; thức ăn chăn nuôi với mọi quy mô và mọi lĩnh vực.
Cải tiến của ISO 22000 phiên bản 2018
– Cấu trúc của tiêu chuẩn được sử dụng theo cấu trúc chung cho tất cả những tiêu chuẩn trong hệ thống quản lý ISO. Vì thế, tổ chức, doanh nghiệp có thể tích hợp hệ thống này với các hệ thống quản lý chất lượng khác (như tiêu chuẩn ISO 9001, tiêu chuẩn ISO 14001) vào cùng một thời điểm.
– Tiếp cận dựa trên tư duy rủi ro, đây là một khái niệm cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm.
– Có sự liên kết vô cùng chặt chẽ với Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế
Được ban hành nhằm mục đích áp dụng cho bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào trong ngành công nghiệp thực phẩm hiện nay, tiêu chuẩn ISO 22000:2018 sẽ có thể cung cấp khả năng kiểm soát động hoàn toàn những mối nguy hại về vấn đề an toàn thực phẩm kết hợp với những yếu tố chính được công nhận bao gồm trao đổi thông tin, quản lý hệ thống, những chương trình tiên quyết và những nguyên tắc HACCP để đảm bảo được rằng vấn đề an toàn thực phẩm sẽ được thực hiện từ đầu cho đến điểm tiêu thụ cuối cùng:
Tiêu chuẩn TCVN ISO 22000:2018; được ban hành để thay thế cho tiêu chuẩn ISO 22000:2005 trước đó. Những tổ chức, doanh nghiệp được chứng nhận; sẽ có thể sử dụng chứng nhận iso này trong vòng 3 năm kể từ ngày xuất bản. Sau đó sẽ phải chuyển sang phiên bản mới.
Các bước áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO 22000:2018
Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm ISO 22000; được xây dựng dạ trên nguyên lý HACCP – Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn; kết hợp cùng những yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho việc; chế biến, sản xuất, cung ứng thực phẩm từ việc trồng trọt, chăn nuôi.
Tiêu chuẩn chứng nhận ISO 22000 phiên bản mới nhất 2018; sẽ tập trung mang đến các bước thực hiện để có thể xây dựng; thiết lập những biện pháp kiểm soát. Phòng ngừa những mối nguy của an toàn thực phẩm. Kiểm soát, kiểm tra điều kiện vệ sinh nhà xưởng và phòng tránh nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn vào thực phẩm.
3 bước chính áp dụng ISO 22000:
Bước 1: Tổ chức, doanh nghiệp phải thiết lập cho mình một chính sách về vấn đề an toàn thực phẩm. Đưa ra mục tiêu an toàn thực phẩm cho mỗi năm. Đồng thời cần đảm bảo rằng những mục tiêu, chính sách được đề ra đó phải được áp dụng vào thực tế, vào cơ chế sản xuất kinh doanh. Phải được phổ biến đến toàn thể nhân viên trong tổ chức.
Bước 2: Tổ chức, doanh nghiệp cần phải thành lập ban An toàn thực phẩm. Đồng thời bổ nhiệm người có kiến thức và có kinh nghiệm về vấn đề an toàn thực phẩm. Mục đích có thể xây dựng được những chương trình tiên quyết; xác định và phân tích được các mối nguy về việc mất an toàn thực phẩm. Lên kế hoạch biện pháp phòng ngừa, áp dụng. Vận hành hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000 trong tổ chức, doanh nghiệp.
Bước 3: Khi những mục tiêu, chính sách, quy trình, kế hoạch HACCP và hướng dẫn đã được thiết lập. Tổ chức muốn nhận được; chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000:2018 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Thì phải đánh giá nội bộ định kỳ để giám sát và đảm bảo thực hiện theo những hướng dẫn, quy trình đã thiết lập trước đó. Sau đó sẽ phải báo cáo kết quả đến ban lãnh đạo; để đưa ra quyết định cải tiến. Điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm, dịch vụ mà tổ chức cung cấp.
Các nguyên tắc của HACCP
Các nguyên tắc của HACCP bao gồm các điều sau đây:
+ Phân tích các mối nguy và những biện pháp để phòng ngừa. Tổ chức cần phải phân tích mối nguy về vệ sinh thực phẩm. Chuẩn bị sơ đồ của quy trình sản xuất bao gồm đầy đủ các bước diễn ra trong quy trình. Lập danh mục những mối nguy hại và đưa ra những biện pháp phòng ngừa cho những mối nguy hại đó.
+ Xác định CCPs. Những điểm kiểm soát trọng yếu trong quy trình bằng cách phân tích. Những mối nguy hại về vệ sinh thực phẩm theo cây quyết định.
+ Xây dựng các ngưỡng tới hạn. Việc thiết lập này sẽ đưa ra những mức độ đã đặt ra và mức sai biệt có thể chấp nhận. Nhằm đảm bảo cho những điểm kiểm soát trọng yếu CCPs; nằm trong vòng có thể kiểm soát được.
+ Giám sát các điểm kiểm soát trọng yếu. Tổ chức cần thiết lập hệ thống theo dõi giám sát. Đảm bảo kiểm soát được các điểm kiểm soát trọng yếu CCPs bằng những thủ tục; trắc nghiệm, xét nghiệm.
+ Thiết lập những biện pháp khắc phục kịp thời. Điều chỉnh đúng lúc nếu như phát hiện 1 điểm CCPs bị chệch khỏi vòng kiểm soát.
+ Thiết lập hệ thống đánh giá kiểm tra. Khẳng định hệ thống HACCP vẫn luôn hoạt động có hiệu quả.
+ Xây dựng hồ sơ và tài liệu về HACCP bao gồm; những thủ tục đã tiến hành và những hồ sơ có liên quan đến quá trình vận dụng các nguyên tắc HACCP này.
Đăng ký chứng chỉ ISO 22000 từ ISO-CERT
Nếu bạn là tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm. Nạn mong muốn sở hữu chứng chỉ ISO 22000 phiên bản mới nhất 2018 về an toàn thực phẩm. Hãy đến ngay với ISO-CERT chúng tôi nhé.
————————————————————————————
VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ ISO-CERT
Adress: HH2A Khu đô thị Linh Đàm – Hoàng Mai – Hà Nội
Hotline: 0904.889.859 (Ms.Hoa)
Website: https://iso-cert.vn
Email: vanphongisocert@gmail.com