Tiêu chuẩn ISO 14001 đang dần trở thành xu hướng được các tổ chức, doanh nghiệp theo đuổi. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng nắm rõ quy trình triển khai tiêu chuẩn này. Để có cái nhìn rõ hơn về các bước triển khai ISO 14001, hãy theo dõi bài viết này của chúng tôi nhé!
Khái quát về tiêu chuẩn ISO 14001
Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001 là một hệ thống quản lý môi trường được ISO xây dựng với mong muốn giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường. Những tác động này do hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp tới môi trường và cộng đồng xung quanh. Đây là một khung chuẩn giúp các tổ chức, đơn vị thực hiện và chứng minh những cam kết của mình về những vấn đề môi trường.
Tiêu chuẩn ISO 14001 chủ yếu đề cập đến 2 vấn dề sau:
- Hạn chế những tác động tiêu cực của doanh nghiệp đến môi trường
- Các minh chứng và giải pháp thực tế liên tục trong quản lí môi trường
Chứng nhận ISO 14001 thực chất là sự cam kết của các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường. Hành động cụ thể là giảm lượng rác thải ra môi trường và tái chế các nguyên liệu có khả năng tái chế.
♦ Lợi ích được cấp chứng chỉ iso 14001 tiêu chuẩn môi trường
♦ Dịch Vụ Tư Vấn ISO 9001:2015 Tiêu chuẩn Quốc Tế
Các bước triển khai ISO 14001
Nhận thức được tầm quan trọng của ISO 14001 nhưng rất nhiều đơn vị không hiểu rõ quy trình triển khai tiêu chuẩn này. Do đó, rất nhiều đơn vị đã đi nhầm hướng hoặc thực hiện sai quy trình. Một quy trình chuẩn khi triển khai ISO 14001 bao gồm các bước sau:
Bước 1: Xây dựng chính sách quản lí môi trường
Chính sách quản lí môi trường chính là kim chỉ nam cho việc áp dụng hệ thống quản lí môi trường. Lãnh đạo cấp cao nhất phải là người cam kết thực hiện những yêu cầu của pháp luật cũng như những yêu cầu khác về ngăn ngừa ô nhiễm. Đây là giai đoạn đầu nhưng cũng rất quan trọng, là nền tảng để hệ thống quản lí môi trường hoạt động một cách trơn tru. Chính sách này cần phải xem xét thường xuyên, liên tục thì hệ thống mới được thực hiện tốt và đầy đủ.
Bước 2: Lập kế hoạch về quản lý môi trường
Việc lập kế hoạch hiệu quả là khi đơn vị tổ chức tuân thủ tất cả các yêu cầu có trong tiêu chuẩn ISO 14001 với những mong đợi về kết quả môi trường do mình lập gia. Gia đoạn này, tổ chức cần thực hiện một số các công việc sau:
- Xác định và nắm rõ những yêu cầu của pháp luật hay các yê cầu khác về môi trường mà tổ chức cần tuân thủ. Nó có thể là những yêu cầu mang tính quốc gia, quốc tế hay những yêu cầu quy định của địa phương, khu vực đặc biệt là yêu cầu trong ngành kinh doanh.
- Xác định các khía cạnh môi trường như rác thải vào không khí, xả thải nước thải, ô nhiễm đất hay sử dụng nguyên liệu thô, nguyên liệu thiên nhiên,…
- Xác định rõ mục tiêu (mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn) và chỉ tiêu đề ra. Cần phải cụ thể cách thức thực hiện để đạt được mục tiêu và chỉ tiêu của mình như thời gian, nguồn lực và đặc biệt phải có người chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình này.
Bước 3: Thực hiện và điều hành
Đây là lúc bạn thực hiện những kế hoạch đã lập, đưa hệ thống quản lí môi trường ISO 14001 vào hoạt động. Ở giai đoạn này bạn vẫn phải cập nhật thường xuyên liên tục những thay đổi, có thể là phân lại bộ máy hoạt động, thay đổi nhu cầu đào tạo theo thời gian,… Tùy vào mỗi tổ chức lại có những cách làm việc khác nhau.
Một số nội dung chính trong bước thực hiện và điều hành:
- Chỉ định rõ người hoặc nhóm người có trách nhiệm và quyền hạn để thực thi và duy trì hệ thống quản lí môi trường
- Đào tạo nguồn nhân lực thích hợp vào từng nhóm: nhóm quản lí, nhóm công nhân, nhóm điều hành chủ chốt
- chức chỉ định một hoặc một nhóm người có trách nhiệm và quyền hạn để thực hiện và duy trì hệ thống quản lý môi trường và cung cấp các nguồn lực cần thiết.
- Thiết lập và triển khai hệ thống thông tin để tiếp nhận những phản hồi về môi trường từ nguồn nội bộ và nguồn bên ngoài. Hệ thống bao gồm lcacs luật định, thông tin từ khách hàng, nhà cung cấp,…
- Tài liệu có thể bao gồm như sổ tay, các hướng dẫn và sổ quy trình
- Tiếp đến là thực hiện quy trình điều hành kiểm soát mọi hoạt động, công việc liên quan.
- Bên cạnh đó, không quê n chuẩn bị và ứng phó với những tình trạng khẩn cấp tiềm ẩn, giảm thiểu tác động tiêu cực mà tình trạng đó gây nên.
Bước 4: Kiểm tra và hành động khắc phục
Các công việc của giai đoạn này bao gồm:
- Giám sát và đo tiến trình các dự án so với mục tiêu, chỉ tiêu đề ra; định kỳ kiểm tra sự tuân thủ của tổ chức với những yêu cầu của pháp luật hay các yêu cầu có liên quan.
- Đánh giá sự tuân thủ với các yêu cầu của pháp luật
- Đưa ra những quyết định và hành động phù hợp khi có những sự vụ không mong muốn xảy ra gây nên những sự cố về môi trường
- Lưu giữ hồ sơ của hệ thống quản lí môi trường từ hồ sơ giám sát, hồ sơ về các nhà thầu,… lẫn các hồ sơ về sự cố, hồ sơ pháp luật,…
- Đánh giá hệ thống quản lý môi trường so với những nội dung mà bản tiêu chuẩn ISO 14001 đề ra
Bước 5: Xem xét của lãnh đạo
Những nhà lãnh đạo cao cấp trực tiếp xem xét hồ sơ, thu thập các thông tin theo kế hoạch đã định. Mục đích chính của bước này là :
- Xem xét tính phù hợp của hệ thống
- Kiểm tra sự phù hợp của hệ thống đối với tổ chức
- Tạo điều kiện để cải tiến hệ thống
Trên đây là các bước triển khai tiêu chuẩn ISO 14001 chi tiết nhất mà ISO-CERT muốn gửi đến quý khách hàng. Để được tư vấn và hỗ trợ đầy đủ và chi tiết, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0904.889.859 ! Chuyên viên tư vấn luôn mong muốn phục vụ quý khách hàng.