ISO 22000 là một tiêu chuẩn quốc tế xác định những yêu cầu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đối với vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, bạn vẫn chưa hiểu cụ thể ISO 22000 là gì và làm thế nào để được cấp chứng chỉ ISO 22000? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Chứng nhận ISO 22000 là gì?
ISO 22000 là một tiêu chuẩn được quốc tế kết hợp giữa tiêu chuẩn ISO 9001 và HACCP để đảm bảo an toàn thực phẩm ở mọi mức độ. Tiêu chuẩn này thể hiện một tổ chức có khả năng kiểm soát các mối nguy an toàn để đảm bảo rằng thực phẩm là an toàn.
ISO 22000 có thể được bất kỳ tổ chức, công ty/doanh nghiệp nào sử dụng trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Tiêu chuẩn này tích hợp các nguyên tắc của hệ thống Phân tích Mối nguy và Điểm Kiểm soát Tới hạn do Ủy ban Codex Alimentarius xây dựng.
♦ Sự khác biệt giữa HACCP và ISO 22000
♦ Cấp Tiêu Chuẩn Chứng Nhận FSSC 22000 về ATTP
Chứng nhận ISO 22000 mang lại lợi ích gì?
ISO 22000 là một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được áp dụng cho tất cả các tổ chức, công ty, doanh nghiệp trong chuỗi thực phẩm; từ việc sản xuất cho đến phân phối, từ các trang trại cho đến các bên thứ ba. Chứng nhận ISO 22000 của một tổ chức, doanh nghiệp giúp cho khách hàng thấy rằng họ có một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tại chỗ đảm bảo, mang đến sự tin tưởng để khách hàng yên tâm lựa chọn và sử dụng.
ISO 22000 càng trở nên quan trọng hơn khi khách hàng yêu cầu nhà chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm từ các thành phần nhập từ các nhà cung ứng phải đảm bảo sự an toàn.
Việc áp dụng ISO 22000 trong sản xuất, phân phối thực phẩm mang lại những lợi ích tuyệt vời sau:
- Nâng cao quản lý và truyền thông
- Đảm bảo chất lượng, độ tin cậy và an toàn của thực phẩm
- Giảm chi phí từ việc thu hồi hoặc hủy bỏ thực phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn
- Cải thiện danh tiếng và sự trung thành với nhãn hiệu của doanh nghiệp, tổ chức
- Tin cậy hơn trong các công bố sản phẩm. thương hiệu
- Ít bệnh tật do thực phẩm không đảm bảo gây ra.
- Chất lượng tốt hơn và công việc an toàn hơn trong ngành thực phẩm.
- Sử dụng nguồn tài nguyên hiệu quả hơn.
- Kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm tốt nhất
- Quản lý có hệ thống các chương trình tiên quyết.
- Cơ sở hợp lệ để đưa ra quyết định.
- Tiết kiệm nguồn tài nguyên bằng cách giảm dư thừa.
- Lập kế hoạch hiệu quả
- Phát triển hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của tổ chức, doanh nghiệp.
Yêu cầu của chứng nhận ISO 22000
Tiêu chuẩn ISO 22000 yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp phải xây dựng một Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Điều này đồng nghĩa rằng tổ chức của bạn sẽ có một hệ thống tài liệu tại chỗ và thực hiện đầy đủ trong toàn bộ cơ sở; bao gồm:
- Chương trình đánh giá tiên quyết hiệu quả tại chỗ để đảm bảo môi trường vệ sinh sạch sẽ theo đúng quy định
- Văn bản phân tích mối nguy và Kế hoạch kiểm soát nghiêm trọng được phát triển để xác định, ngăn chặn các mối nguy về an toàn thực phẩm
- Các quy trình hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được lập thành văn bản để quản lý an toàn thực phẩm trong toàn tổ chức, doanh nghiệp – từ việc quản lý và lập kế hoạch kinh doanh đến giao tiếp hàng ngày và các hoạt động ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm.
Tiêu chuẩn ISO 22000 yêu cầu các quy trình hệ thống quản lý an toàn thực phẩm trong tổ chức, doanh nghiệp bao gồm:
- Có chính sách an toàn thực phẩm tổng thể, được phát triển bởi quản lý hàng đầu.
- Đặt mục tiêu sẽ thúc đẩy các nỗ lực của tổ chức, doanh nghiệp tuân thủ chính sách này.
- Lập kế hoạch và thiết kế hệ thống quản lý và ghi lại hệ thống.
- Duy trì hồ sơ về hiệu suất của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm .
- Thành lập một nhóm các cá nhân đủ điều kiện để thành lập Nhóm An toàn Thực phẩm theo đúng quy định
- Xác định các quy trình giao tiếp để đảm bảo giao tiếp hiệu quả với các liên hệ quan trọng bên ngoài tổ chức/doanh nghiệp và để giao tiếp nội bộ hiệu quả.
- Có kế hoạch khẩn cấp khi cần thiết.
- Tổ chức các cuộc họp đánh giá quản lý để đánh giá hiệu quả hoạt động của FSMS.
- Cung cấp nguồn lực cho hoạt động hiệu quả của FSMS bao gồm nhân viên, đủ cơ sở hạ tầng và môi trường làm việc phù hợp.
- Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc để xác định sản phẩm.
- Thiết lập một hệ thống hành động khắc phục và kiểm soát sản phẩm không phù hợp.
- Duy trì việc ghi chép để xử lý việc rút sản phẩm.
- Kiểm soát các thiết bị giám sát và đo lường.
- Thiết lập và duy trì chương trình kiểm toán nội bộ trong tổ chức/doanh nghiệp.
- Liên tục cập nhật và cải thiện FSMS.
Trên đây là các thông tin cơ bản nhất về tiêu chuẩn ISO 22000 và các yêu cầu một tổ chức, doanh nghiệp cần đạt được để được cấp chứng chỉ tiêu chuẩn ISO 22000. Để được tư vấn kỹ hơn về tiêu chuẩn ISO 22000, hãy liên hệ ngay với ISO-CERT.
————————————————————————————
VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ ISO-CERT
Adress: HH2A Khu đô thị Linh Đàm – Hoàng Mai – Hà Nội
Hotline: 0909.099.583 (Ms.Lam) – 0904.889.859 (Ms.Hoa)
Website: https://iso-cert.vn
Email: vanphongisocert@gmail.com