Tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa nguyên lý “Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn – HACCP” và các yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001. Tiêu chuẩn ISO 22000 tập trung đưa ra các bước thực hiện xây dựng và thiết lập các biện pháp phòng ngừa – kiểm soát điều kiện vệ sinh nhà xưởng, kiểm soát các mối nguy an toàn thực phẩm; đồng thời phòng tránh nhiễm bẩn vào thực phẩm. Vậy các bước áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 vào sản xuất và chế biến thực phẩm như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.
♦ Tất tần tật thông tin về ISO 22000 không thể bỏ qua
♦ Chứng nhận ISO 22000: cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Các bước áp dụng ISO 22000 vào thực tế sản xuất chế biến thực phẩm
Để áp dụng ISO 22000 vào thực tế sản xuất chế biến thực phẩm thì cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Doanh nghiệp tiến hành thiết lập các chính sách an toàn thực phẩm và mục tiêu an toàn thực phẩm; đảm bảo các chính sách và mục tiêu đó được thực hiện; từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung cấp.
Bước 2: Doanh nghiệp cần chỉ định một trưởng nhóm An toàn thực phẩm có kiến thức và kinh nghiệm để xây dựng các chương trình tiên quyết, xác định – phân tích các mối nguy mất an toàn thực phẩm. Dựa vào đó để xây dựng biện pháp phòng ngừa và áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
Bước 3: Khi hệ thống các chính sách, mục tiêu, quy trình, kế hoạch phòng ngừa mối nguy mất an toàn thực phẩm đã được thiết lập thì định kỳ doanh nghiệp phải đánh giá nội bộ để giám sát để đảm bảo việc thực hiện theo các quy trình/hướng dẫn đã thiết lập. Kết quả thực hiện sẽ được báo cáo đến lãnh đạo cao nhất.
Các bước xây dựng, áp dụng và chứng nhận ISO 22000
Bước 1: Đào tạo cho cán bộ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 22000
Việc đào tạo này nhằm đảm bảo:
– Cán bộ quản lý an toàn thực phẩm phải nhận thức được các yêu cầu cũng như nắm được những nguyên lý phòng ngừa mối nguy gây mất an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000;
– Nhận thức được các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm và phân tích được các mối nguy đó.
Bước 2: Chỉ định trưởng nhóm An toàn thực phẩm và các thành viên
– Các thành viên trong ban an toàn thực phẩm sẽ đóng vai trò chủ lực việc hoạch định và xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
Bước 3: Tiến hành thực hiện phân tích mối nguy mất an toàn thực phẩm; xác định các biện pháp phòng ngừa
Nhóm an toàn thực phẩm của doanh nghiệp sẽ thực hiện phân tích mối nguy mất an toàn thực phẩm đối với sản phẩm. Sau khi phân tích xác định được các mối nguy bước tiếp theo đó là xác định các biện pháp – công đoạn cần phòng ngừa và các chỉ tiêu/thông số cần kiểm soát để phòng ngừa mối nguy phát sinh.
Bước 4: Xây dựng các Quy trình và hướng dẫn thực hiện công việc để kiểm soát mối nguy
– Từ các phân tích ở bước 3 cần, nhóm an toàn thực phẩm của doanh nghiệp cần xây dựng các Quy trình và hướng dẫn thực hiện công việc để kiểm soát mối nguy gây mất an toàn thực phẩm.
– Quy trình cần tập trung vào các thông số/chỉ tiêu chính cần phải kiểm soát trong từng công đoạn để phòng ngừa mối nguy phát sinh tại công đoạn đó một cách hiệu quả nhất.
Bước 5: Vận hành theo các Quy trình và hướng dẫn đã thiết lập
– Các Quy trình/hướng dẫn chuẩn đã được thiết lập thì phải được tuân thủ và lưu trữ bằng chứng thực hiện, đặc biệt tại các công đoạn kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm
– Thời gian vận hành phải đảm bảo phù hợp với đặc thù sản xuất sản phẩm và thời gian sản xuất ra thành phẩm
Bước 6: Đánh giá nội bộ để giám sát và tuân thủ
Các phòng ban/bộ phận trong doanh nghiệp cần tiến hành thực hiện đánh giá chéo lẫn nhau để đánh giá việc tuân thủ thực hiện theo các quy trình/hướng dẫn đã thiết lập một cách nghiêm ngặt. Việc đánh giá này cần được thực hiện ít nhất 1 năm/lần
Bước 7: Lãnh đạo xem xét, đánh giá tổng thể
Kết quả của cuộc đánh giá nội bộ được báo cáo tới lãnh đạo cao nhất để quyết định các cải tiến và đưa ra những điều chỉnh cần thiết để chính thức phê duyệt vận hành hệ thống và nâng cao hiệu quả kiểm soát an toàn thực phẩm.
Bước 8: Đăng ký chứng nhận tới Tổ chức chứng nhận có năng lực
Để đảm bảo việc tuân thủ và đáp ứng đầy đủ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000 doanh nghiệp cần phải đăng ký và được chứng nhận bởi Tổ chức chứng nhận được Bộ Khoa học – Công nghệ có năng lực đáp ứng theo chuẩn mực quốc tế.
Đối với chứng nhận ISO 22000 thì việc đánh giá trải qua 02 lần đánh giá; bao gồm đánh giá sơ bộ và đánh giá chính thức.
Trên đây là toàn bộ quy trình các bước một doanh nghiệp cần thực hiện khi áp dụng tiêu chuẩn 22000 vào sản xuất, chế biến thực phẩm. Hãy liên hệ với ISO-CERT chúng tôi để được giải đáp, tư vấn, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ đào tạo – chứng nhận ISO 22000 với chi phí hợp lý nhất nhé!
————————————————————————————
VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ ISO-CERT
Adress: HH2A Khu đô thị Linh Đàm – Hoàng Mai – Hà Nội
Hotline: 0909.099.583 (Ms.Lam) – 0904.889.859 (Ms.Hoa)
Website: https://iso-cert.vn
Email: vanphongisocert@gmail.com