Để một sản phẩm hàng hoá nằm trong quy định phải chứng nhận hợp quy lưu thông trên thị trường. Thì phải đăng ký chứng nhận hợp quy. Vậy danh mục sản phẩm phải chứng nhận hợp quy bao gồm những sản phẩm, hàng hoá nào. Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho bạn đọc câu hỏi trên. Đồng thời đưa ra lý do tại sao phải chứng nhận hợp quy và đối tượng nào phải chứng nhận hợp quy.
Xem thêm:
♦ Chứng nhận hợp quy là gì? Đăng ký hợp quy sản phẩm như thế nào?
♦ Thủ Tục Hồ Sơ Đăng Ký Chứng Nhận Hợp Quy Sản Phẩm
1. Đối tượng cần phải chứng nhận hợp quy
Đối tượng hàng hóa muốn lưu thông trên thị trường thì điều kiện cần và đủ là phải chứng nhận hợp quy sản phẩm. Ngoài ra những hàng hóa không nằm trong danh mục này muốn đi tạo uy tín với khách hàng thì cũng có thể đăng ký cấp chứng nhận hợp quy hàng hóa.
Các hoạt động sản xuất chế biến hóa theo quy mô công nghiệp của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong tỉnh. Nằm trong danh mục quy định của bộ khoa học công nghệ môi trường và các bộ ngành.
Các cá nhân tổ chức kinh doanh để được thực hiện kinh doanh và chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn thì phải chứng nhận hợp quy. Đồng thời chịu trách nhiệm cho hàng hoá mình công bố.
Đối tượng cần chứng nhận hợp quy tùy vào tính chất và từng mặt hàng. Trong quy chuẩn đã phân rõ từng loại mặt hàng để doanh nghiệp nắm rõ. Hầu hết tất cả các mặt hàng sản xuất đều phải có giấy chứng nhận quy hợp.
2. Chứng nhận hợp quy để làm gì?
Với mục đích hướng tới sự an toàn chất lượng và khẳng định uy tín của doanh nghiệp trên thị trường thì việc chứng nhận hợp quy là cần thiết. Việc có sản phẩm chứng nhận hợp quy giúp tạo niềm tin cho khách hàng và đối tác. Đồng thời vị thế của doanh nghiệp trên thị trường từ đó cũng được nâng cao.
Không bắt buộc việc chứng nhận hợp quy. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp muốn tạo lòng tin cho người tiêu dùng và đối tác thì chứng nhận hợp quy là cần thiết.
Hoạt động chứng nhận hợp quy ngoài mục đích là tạo lòng tin. Doanh nghiệp phải thực hiện hoạt động chứng nhận hợp quy trước khi lưu thông sản phẩm trên thị trường. Và doanh nghiệp có thể sẽ bị phạt hành chính hoặc buộc không được tiếp tục kinh doanh sản phẩm đó. Nếu sản phẩm lưu thông chưa được chứng nhận hợp quy.
Đối tượng cần phải chứng nhận hợp quy: Hàng hóa dịch vụ, sản phẩm, quá trình, môi trường. Và các đối tượng này do các bộ quản lý lĩnh vực ban hành quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Do ban hành bởi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương.
Tổng kết, tất cả các mặt hàng hóa đang lưu thông trên thị trường thì không bắt buộc chứng nhận hợp quy. Mà chỉ bắt buộc với một số mặt hàng cụ thể.
Nhưng nhìn chung, vì các doanh nghiệp muốn được bảo hộ và góp phần nâng cao tầm giá trị trên thị trường nên hầu hết các doanh nghiệp đều có nhu cầu chứng nhận hợp quy.
Do vậy mà hiện nay hầu hết các doanh nghiệp nào cũng đều gửi đơn đăng ký chứng nhận hợp quy. Bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Không những chứng minh cho tính an toàn, đảm bảo sức khỏe người dùng, chứng nhận thực phẩm sạch. Mà ngoài ra còn giúp cho người tiêu dùng an tâm khi sử dụng sản phẩm.
Cơ quan nhà nước cũng dễ dàng hơn cho việc quản lý các mặt hàng trên thị trường hiện nay. Bởi thực trạng hàng giả hàng nhái đang rất tràn lan, khó kiểm soát và khó có thể phân biệt được.
3. Danh mục sản phẩm hàng hóa phải chứng nhận hợp quy
Theo Nghị định 74/2018/NĐ-CP của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP) quy định chi tiết hàng hoá, sản phẩm thi hành một số điều Luật chất lượng.
Theo đó cá nhân, tổ chức liên hệ với cơ quan phụ trách để được hướng dẫn thực hiện. Và xác nhận sản phẩm do đơn vị mình sản xuất thuộc lĩnh vực nào. Hoặc tổ chức cá nhân cũng có thể đăng ký chứng nhận hợp quy nếu không thuộc trường hợp phải có công bố tiêu chuẩn chất lượng.
Dưới đây là danh mục hàng hóa phải chứng nhận hợp quy có văn bản pháp luật quy định của Bộ, Ban ngành ban hành:
– Sản phẩm, hàng hoá thuộc phạm vị quản lý của Bộ y tế:
Bộ y tế ban đã hành thông tư số 31/2017/TT-BYT Về danh mục sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn và phải chứng nhận hợp quy bao gồm:
- Thuốc thành phần sinh phẩm, vắc – xin điều trị
- nguyên liệu làm bao bì, làm thuốc trực tiếp tiếp xúc với thuốc;
- Thiết bị y tế quy định tại nghị định số 36/2016/NĐ-CP của chính phủ thuộc loại B, C và D;
- Phương tiện ngăn ngừa, tránh thai;
- Chế phẩm trong lĩnh vực gia dụng, y tế dùng để diệt côn trùng, diệt khuẩn;
- Các thiết bị y học cổ truyền.
– Sản phẩm hàng hoá thuộc phạm vi quản lý của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành thông tư số 14/2018/TT-BNNPTNT (Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BNNPTNT tại phần Phụ lục của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Về danh mục hàng hoá, sản phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn có khả năng gây mất an toàn bao gồm:
- Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản;
- Nguyên liệu thú y, thuốc thú y;
- Thức ăn chăn nuôi, thủy sản
- Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
- Thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm, kỹ thuật (nguyên liệu);
- Phân bón;
- Muối công nghiệp, keo dán gỗ.
– Sản phẩm, hàng hoá thuộc phạm vi quản lý của bộ giao thông vận tải
Bộ giao thông vận tải ban hành thông tư số 41/2018/TT-BGTVT (Ban hành kèm theo thông tư số 41/2018/TT-BGTVT tại phần Phụ lục). Quy định về danh mục Hàng hóa, sản phẩm Thuộc trách nhiệm quản lý của bộ giao thông vận tải có khả năng gây mất an toàn bao gồm:
- Ô tô, sơ mi rơ moóc và rơ moóc;
- Xe gắn máy, mô tô, xe đạp máy và xe đạp điện;
- Xe máy chuyên dụng;
- Đầu máy chạy điện bằng ắc quy hoặc từ nguồn cấp điện bên ngoài
- Đầu máy chạy điezen
- Toa xe đường sắt đô thị
- Toa xe công vụ phát điện; toa xe không tự hành chở khách;
- Xe điện hoặc toa xe lửa chuyên dùng cho mục đích đặc biệt khác, không tự hành;
– Sản phẩm, hàng hoá thuộc phạm vi quản lý của Bộ thông tin và truyền thông
Bộ thông tin và truyền thông ban hành thông tư số 04/2018/TT-BTTTT (Ban hành kèm thông tư số 04/2018/TT-BTTTT tại phần phụ lục). Về quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông có khả năng gây mất an toàn bao gồm:
- Các thiết bị vô tuyến điện, thiết bị công nghệ thông tin, thiết bị đầu cuối;
- Các sản phẩm thiết bị dùng để phát thanh, truyền hình;
- Thiết bị thu phát, phát sóng vô tuyến có công suất phát trên 60 mW và có bằng tần số nằm trong khoảng từ 9 kHz đến 400 GHz;
- Pin Lithium cho điện thoại, máy tính bảng, laptop.
– Sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ công thương
Bộ công thương ban hành thông tư số 13/VBHN-BCT về quy định danh mục sản phẩm hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của bộ công thương có khả năng gây mất an toàn (tại phần phụ lục của Thông tư) bao gồm:
- Hóa chất và chịu nổ công nghiệp
- Ống dẫn có khả năng chịu áp lực lớn hơn 420.000 psi;
- Thiết bị dùng cho ván khuôn, giàn giáo, cột trụ hoặc vật trống hầm lò;
- Các bình chứa dùng với mục đích để chứa các loại vật liệu;
- Các thùng bằng sắt hoặc thép dùng để chứa khí nén hoặc khí hóa lỏng dạng hình trụ bằng thép đúc liền;
- Các sản phẩm nồi hơi quá nhiệt tạo ra hơi nước hoặc hơi nước khác;
- Sản phẩm nồi hơi nước sưởi trung tâm trừ loại thuộc nhóm 84.02
- Loại tời dọc, tời ngang có động cơ chạy điện;
- Thiết bị vào máy cơ khí khác;
- Các sản phẩm động cơ điện;
- Các sản phẩm như máy phát điện, máy biến áp phòng nổ, máy biến đổi tĩnh điện;
- Thiết bị thông tin, thiết bị điện dùng để đóng ngắt mạch
- Thiết bị dùng trong điều khiển phòng nổ
- Các thiết bị và máy điện có công năng riêng;
- Cáp điện, dây dẫn;
- Các loại đèn chùm đèn điện cho anh hay đèn điện tường khác.
– Sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ công an
Bộ công an ban hành thông tư số 14/TT-BCA (Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2012/TT-BCA tại Phục lục). Về quy định danh mục sản phẩm hàng hóa thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của Bộ công an có khả năng gây mất an toàn bao gồm:
- Các trang thiết bị kỹ thuật, thiết bị phòng cháy, chữa cháy;
- Vật liệu gây nổ và vũ khí, công cụ hỗ trợ.
– Sản phẩm, hàng hóa nằm trong phạm vi quản lý của Bộ khoa học và công nghệ
Bộ Khoa học và công nghệ ban hành thông tư số 01/2009/TT-BKHCN. Quy định về danh mục sản phẩm hàng hóa (tại phần phụ lục của Thông tư) thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ khoa học và công nghệ có khả năng gây mất an toàn bao gồm:
- Xăng, Nhiên liệu điêzen
- Mũ bảo hiểm dành cho người đi xe máy, mô tô;
- Các hàng hoá, sản phẩm thuộc về lĩnh vực điện, điện tử;
- Các loại dây điện bọc nhựa PVC, có điện áp định mức 450/750V
- Các dụng cụ điện làm cho nước nóng tức thời
- Các dụng cụ dùng để chứa và đun nước nóng;
- Dụng cụ điện kiểu nhúng để đun nước nóng;
- Các dụng cụ dùng làm đầu như máy sấy tóc;…
- máy sấy khô tay, bàn là điện, lò vi sóng, nồi cơm điện, ấm đun nước, dùng phụ pha cà phê và chè, quạt điện, lò nướng điện, vì nướng điện
- Nhiên liệu sinh học giúp, điêzen sinh học gốc (B100)
- Ethanol nhiên liệu biến tính cho động cơ đánh lửa
- Các loại đồ chơi cho trẻ em.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ tới bạn danh mục sản phẩm phải chứng nhận hợp quy. Chung quy lại doanh nghiệp mà muốn tạo niềm tin cho khách hàng và đối tác thì nên tham gia hoạt động chứng nhận hợp quy. Kể cả là sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp bạn cung cấp không nằm trong nhóm phải chứng nhận quyền. Chúc các bạn đăng ký thành công và có được kết quả chứng nhận nhanh nhất.
————————————————————————————–
Mọi chi tiết xin liên hệ với đơn vị chúng tôi qua thông tin sau: