Để hàng hóa có đầy đủ điều kiện lưu thông trên thị trường cần rất nhiều yếu tố kiểm duyệt. Trong đó là việc phải đảm bảo có giấy chứng nhận hợp quy. Những nội dung và cách thức chứng nhận hợp quy còn là dấu chấm hỏi đối với rất nhiều người. Bạn đã biết nội dung trong mẫu giấy chứng nhận hợp quy là bao gồm những gì chưa? Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây để có những thông tin cần thiết nhất nhé.
Xem thêm:
♦ Chứng Nhận Hợp Quy Theo Phương Thức 5 Là Gì?
♦ Cấp Chứng Nhận Hợp Quy Vật Liệu Xây Dựng
Những thông tin chung về giấy chứng nhận hợp quy
Giấy chứng nhận hợp quy là văn bản xác nhận đối tượng hoạt động kinh doanh có đủ điều kiện và quy chuẩn phù hợp với kỹ thuật tương ứng hay không. Đây là một hình thức bắt buộc mà tất cả các cơ sở kinh doanh lớn bé cần có. Phương thức đánh giá có đạt tiêu chuẩn hay không còn phụ thuộc vào từng đối tượng cụ thể. Cùng với đó là quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
– Các đối tượng cần chứng nhận hợp quy
Đối tượng bắt buộc phải có giấy chứng nhận hợp quy bao gồm các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hoặc quá trình theo tiêu chuẩn. Tất cả đều được phép hoạt động và lưu hành trong khuôn khổ quy định quốc gia, quốc tế. Bao gồm các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương.
Các đối tượng cần chứng nhận hợp quy phần đa đều liên quan đến sức khỏe và môi trường sống của con người. Nếu các doanh nghiệp, cơ sở muốn được tiếp tục sản xuất, lưu hành sản phẩm thì bắt buộc phải có chứng nhận hợp quy.
Để được xác nhận và kết luận mặt hàng, sản phẩm đủ tiêu chuẩn cần trải qua rất nhiều khâu. Qua đó mới có thể đánh giá một cách phù hợp và chính xác nhất. Đánh giá sự phù hợp và đáp ứng đủ điều kiện ở đây phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là việc đối tượng ấy phù hợp với đặc tính kỹ thuật và những quy định trong tiêu chuẩn tương ứng.
Các đối tượng chứng nhận hợp quy được chia ra thành nhiều nhóm khác nhau. Tùy vào tính chất và tiêu chí riêng để được đánh giá và kiểm tra. Một số các nhóm sản phẩm nổi bật như sau:
- Nhóm sản phẩm nông nghiệp: Thức ăn chăn nuôi, các loại thuốc phòng ngừa sâu bệnh và bảo vệ thực vật, phân bón,…
- Nhóm sản phẩm thực phẩm: Các loại đồ uống như sữa, rượu, bia,nước ngọt và các chất phụ gia thực phẩm
- Nhóm vật liệu xây dựng: Các vật liệu như xi măng, nhôm kính, gỗ, các loại sơn,…
- Nhóm sản phẩm thông tin, truyền thông: Bao gồm các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy vi tính,laptop, các thiết bị truyền thông khác,…
- Nhóm sản phẩm thuộc bộ quản lý khoa học công nghệ: Điện, điện tử, các loại đồ chơi dành cho trẻ em.
- Các nhóm sản phẩm khác theo quy định
– Phương thức chứng nhận hợp quy
Theo quy định, việc đánh giá và chứng nhận hợp quy qua 8 phương thức cơ bản. Mỗi phương thức sở hữu cách thức khác nhau. Tuy nhiên đều là quá trình thử nghiệm mẫu điển hình thông qua nhiều cách. Qua một số đánh giá và tính thực nghiệm đã có của sản phẩm là có thể đưa ra kết luận được.
Hầu hết đối với các sản phẩm được sản xuất trong nước sẽ được đánh giá theo chứng nhận hợp quy phương thức 5. Tức là thử nghiệm mẫu điển hình, đánh giá quá trình sản xuất. Giám sát thông qua thử nghiệm tại nơi sản xuất. Từ đó đưa ra đánh giá.
Còn đối với sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài vào thị trường Việt Nam thường có số lượng rất lớn. Vì thế thường được chứng nhận quy hợp theo phương thức số 7. Tức là kiểm tra theo giá lô của sản phẩm, hàng hóa.
Đánh giá và giám sát không chỉ ở chất lượng sản phẩm và những thành phẩm đã được đóng gói hoàn thành. Mà còn là quá trình giám sát dây chuyền sản xuất, hệ thống quản lý và kế hoạch phân phối như thế nào.
– Quy trình chứng nhận hợp quy
Đầu tiên là xem xét và kiểm tra sản phẩm đó có đạt tiêu chuẩn quốc gia hay không. Nếu đạt tiêu chuẩn thì mới tiếp tục xét duyệt những tiêu chí sau đó. Một nhược điểm đó là tiêu chuẩn quốc gia hầu như chỉ đề cập chung chung đến số lượng sản phẩm. Do đó cần tư vấn khách hàng xây dựng thêm tiêu chuẩn về cơ sở và yêu cầu cung cấp các tính năng về kỹ thuật. Việc này rất có ích và tạo điều kiện dễ dàng hơn cho quá trình kiểm tra và xét duyệt.
Thông qua việc kiểm tra, thử nghiệm, từ đó có thể xây dựng một tiêu chuẩn đầy đủ và có cơ sở nền cho những lần tiếp theo.
Thời gian làm quy trình chứng nhận hợp quy tính từ khi hồ sơ của doanh nghiệp đã gửi và đã được xét duyệt. Mốc thời gian này được chia làm hai cách thức khác nhau đó là với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp và nộp hồ sơ gián tiếp.
- Nộp hồ sơ trực tiếp
Doanh nghiệp/cá nhân có thời gian là 3 ngày để bổ sung và sửa chữa những thiếu sót trong giấy đăng ký chứng nhận hợp quy. Sau khi hoàn thiện sẽ được cơ quan trực tiếp đi kiểm chứng và xét duyệt
- Nộp hồ sơ gián tiếp
Hình thức nộp gián tiếp là hình thức nộp hồ sơ qua bưu điện, nộp đơn hoặc mẫu đề nghị đăng ký online. Cơ quan sẽ nhận hồ sơ và giải quyết khi hồ sơ của bạn đã đạt đúng chỉ tiêu. Cũng như cách thức nộp hồ sơ trực tiếp. Bạn sẽ có một khoảng thời gian ngắn để bổ sung thông tin nếu cần.
Kết quả doanh nghiệp của bạn có được cấp giấy chứng nhận hợp quy hay không sẽ được gửi về trong vòng 15 ngày xét duyệt. Nếu không được chứng nhận hợp quy, hồ sơ gửi về sẽ nêu rõ lý do và thông tin giải thích vì sao không đạt.
2. Mẫu giấy chứng nhận hợp quy bao gồm những gì?
Mẫu chứng nhận hợp quy là mẫu văn bản được lập ra với mục đích ghi chép về việc đề nghị chứng nhận hợp quy. Các thông tin cần có trong mẫu cụ thể như sau:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Tên đơn: ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN HỢP QUY
- Kính gửi: Tên tổ chức nhận đơn hợp quy
- Tên tổ chức, đơn vị đề nghị chứng nhận hợp quy
- Địa chỉ:
- Địa chỉ: (bao gồm số điện thoại, fax, mã số doanh nghiệp/ số định danh các nhân.
- Địa chỉ cơ sở sản xuất: (mục này chỉ dành cho những cơ sở, doanh nghiệp sản xuất trong nước)
- Tên người liên hệ kèm số điện thoại
- Sản phẩm đề nghị chứng nhận hợp quy
- Tên sản phẩm
- Ký hiệu
- Hãng, nơi sản xuất
- Kết quả đo kiểm ( bao gồm tên, địa chỉ đơn vị đo kiểm, số ngày của bản kết quả đo kiểm)
- Quy chuẩn kỹ thuật và những tiêu chuẩn áp dụng
- Tài liệu gửi kèm
- Cam kết, đại diện công ty, cá nhân đề nghị chứng nhận ký tên và đóng dấu.
Trên đây là những thông tin cần có trong mẫu giấy chứng nhận hợp quy. Bao gồm những thông tin cần kê khai một cách trung thực và chính xác nhất. Khi doanh nghiệp điền đầy đủ các thông tin và nộp lên cho cơ quan có thẩm quyền chứng nhận sẽ được xem xét và chứng nhận hợp quy.
Dù doanh nghiệp của bạn sản xuất bất kỳ mặt hàng, thuộc nhóm sản phẩm nào cũng đều chung một form giấy này để đăng ký. Điền đúng và đủ thông tin là có thể được xét duyệt một cách nhanh chóng.
Chi phí làm giấy chứng nhận hợp quy được quy định tại thông tư số 183/2016/TT-BTC của bộ tài chính là 150.000 VNĐ/ 1 chủng loại sản phẩm. Tùy theo phương thức chứng nhận mà chi phí sẽ có những sự thay đổi tương ứng.
Ngoài những thông tin nêu trên, người làm đơn có thể đính kèm các tài liệu liên quan về danh mục sản phẩm và những mặt hàng của mình. Để những cơ quan có thẩm quyền có thể cung cấp thêm những thông tin cần thiết. Điều này giúp cho việc kiểm duyệt diễn ra trong thời gian nhanh chóng nhất.
3. Tại sao cần phải chứng nhận hợp quy
Như đã đề cập trong thông tin chung ở trên. Việc chứng nhận hợp quy là vô cùng cần thiết và là thủ tục bắt buộc trong sản xuất kinh doanh trên thị trường. Vậy nếu không có giấy chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp có tiếp tục hoạt động được không? Dưới đây là những lời giải giải thích cho vấn đề này.
– Đối với doanh nghiệp
- Nếu doanh nghiệp của bạn không được xác nhận và không có giấy chứng nhận hợp quy sẽ không được tiếp tục sản xuất và phân phối.
- Cần phải thông qua hoạt động kiểm chứng và đánh giá sản phẩm. Thì mới có thể khẳng định sản phẩm của doanh nghiệp có phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật hay không.
- Giấy chứng nhận đảm bảo cho vệ sinh an toàn thực phẩm. Đảm bảo tính công nghệ kỹ thuật đối với các mặt hàng như đồ điện, đồ chơi trẻ em,… Từ đó tạo sức nóng cạnh tranh cho các sản phẩm đến từ nhiều doanh nghiệp trên thị trường.
- Khi sản phẩm được kiểm chứng an toàn và đảm bảo chất lượng sẽ khẳng định được được uy tín của doanh nghiệp. Đồng thời xây dựng thương hiệu trên thị trường. Tạo niềm tin cho khách hàng và từ đó thúc đẩy sự hợp tác kinh doanh.
- Quá trình lưu thông sản phẩm trên thị trường từ đó cũng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu có giấy chứng nhận hợp chuẩn. Nó thể hiện được toàn bộ những thông tin về chất lượng, thông số sản phẩm. Sẽ không phải trải qua quá trình kiểm chứng nào khác mà có thể xuất khẩu một cách nhanh chóng nhất.
– Đối với người tiêu dùng
Khách hàng sẽ an tâm hơn rất nhiều nếu sử dụng sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và đã được kiểm duyệt chặt chẽ. Không còn lo lắng về vấn đề hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
– Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Việc chứng nhân quy hợp góp phần giúp cho cơ quan nhà nước thuận lợi hơn cho việc quản lý sản phẩm. Trên thị trường hiện nay, vấn đề hàng giả hàng nhái vẫn đang rất khó kiểm soát. Khi áp dụng hình thức cấp giấy hợp quy sẽ giúp cơ quan có thể đồng bộ và quản lý sản phẩm thị trường một cách nhanh chóng hơn.
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi cung cấp cho người dùng về mẫu giấy chứng nhận hợp quy. Ngoài ra còn có những thông tin quan trọng liên quan đến mẫu đơn đề nghị xác nhận hợp quy cho sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp. Còn rất nhiều những thông tin thú vị và rất quan trọng khác xoay quanh vấn đề này. Truy cập website của chúng tôi để được cung cấp và tham khảo nhiều hơn nhé.
VĂN PHÒNG CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ ISO-CERT
VPGD: Tầng 3 – Tòa nhà Phương Đông GreenPark, Số 1 Trần Thủ Độ , Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội
Hotline: 0904.889.859 – 0904.889.859 (Ms.Hoa)
Website: https://iso-cert.vn
Email: vanphongisocert@gmail.com